Topic outline
-
-
Cuộc đời của mỗi con người đều đẩy kỷ niệm vui buồn. Những kỷ niệm đáng nhớ thường gắn bó với thày, với bạn, với người thân. Kỷ niệm của tôi cũng nằm trong cái đời thường ấy, cái đời thường trên quê hương và trong những tháng ngày xa xứ. Không lức nào tôi không nhớ đến những người thày của tôi, như ông cha ta đã dạy "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thày". Có những người thày nắn nót cho tôi những bước đi đầu tiên trong sự nghiệp, như thày Phạm Duy Trọng. Có những người thày đã xây dựng cho tôi nền tảng tư tưởng và tư cách trên con đường xây dựng sự nghiệp, như thày Đặng Chấn Liêu. Có những người thày, như thày Brian Hill, đã gây dựng cho tôi một bản lĩnh, một phương phấp tư duy trước công việc.
Còn với bạn, những người bạn đồng niên đã từng chia sẻ với tôi mẩu bánh mì trong những ngày khó khăn của thời sinh viên trong nước, những người bạn học nước ngoài đã đập cùng nhịp với trái tỉm tôi trong những ngày xa quê, rồi những người bạn trẻ đã từng lăn lộn với tôi trong nghề nghiệp. Đó là những người bạn trung thực, chung thủy và chung tình, không bao giờ tôi có thể quên.
Còn với trò, những người trò thuộc nhiều ihế hệ đã giúp tôi gắn bó với đời như một nhà giáo nhờ lòng kính thày, yêu thày và khích lệ thày bằng nhiệt tình và tư cách của mình, cùng với lòng ham mê học tập.
Tất cả những con người đó khi nhớ lại, dù vào lúc nào, tôi vần luôn luôn cảm thấy như mình đang sống với họ trong những năm tháng đó.
Cuốn sách này dành cho những người thân thương ấy của tôi.
-
-
-
Đó là mùa thu năm tôi vừa 17 tuổi. Tôi quyết định lên Cao Bằng dạy học trong phong trào "Thanh niên miền xuôi đi xây dựng miền núi", ông chú tôi bảo sẽ cử người về đón. Không đâu. Như thế thì còn gì là sự "yêng hùng" của tuổi trẻ. Tôi một mình xách chiếc va li đen lên đường.Tới Cao Bằng trời vừa tối. Không hiểu sao cho tới nay tôi vẫn nhớ lúc đó là 8 giờ 30 phút. Chiếc ô tô vừa tắt máy là tôi cảm thấy ngay không khí núi rừng. Trời se lạnh, xung quanh tĩnh mịch. Đám người trên xe bước xuống tuy đông nhưng không ai nói to. Hình như họ đều sợ làm cho thần núi tỉnh giấc. Vài tiếng lào xào gọi nhau rồi ai nấy vội tản đi nhanh chóng. Chỉ ba bước là ra khỏi luồng ánh sáng toả ra từ chiếc bóng đèn duy nhất trên bãi xe, và rơi ngay vào bóng đêm lành lạnh. Tôi chững lại. Biết đi đâu bây giờ. Trong đầu tôi chỉ có cái địa chỉ mơ hồ "Nhà bà Chi. Phố Vườn Cam". Tôi vội chạy theo một bà mế mặc áo chàm, hỏi bằng một giọng rất miền xuôi iạc lõng. "Bác ơi, về Vườn Cam đi lối nào ạ?". Bà mế quay lại chỉ ra phía xa xa và nói một câu gì đấy mà tôi chỉ nghe loáng thoáng cái âm thanh của nó. "Pây tàng nẩy."
Tôi đi theo phía tay mế chỉ. Thôi thì cứ yên tâm vậy. Các cụ đã nói đường ở mồm mà. Nhưng đi được mấy bước tôi mới giật mình thấy xung quanh trời tối om, chẳng một bóng người. Thỉnh thoảng mới thấy một nhà, đèn dầu le lói. Thế này thì có mồm cũng bằng không. Vừa đi tôi vừa nghĩ một kế gì đó để tìm ra nhà. Thôi được, đành dùng hạ sách là cứ đi một quãng lại hô to một cái tên người nhà. Tên cô? Tên chú? Không được rồi. Ai lại đi làm thày mà hỗn láo như thế. Vậy thì hô tên thằng con cả của cô chú vậy. Đúng. Tôi được biết thằng bé này nghịch ngợm lắm, chắc cả phố phải biết tên nó. Hy vọng nghe tôi gọi sẽ có người chỉ giúp tôi nhà cô.
Tôi được phân công sang dạy tại trường cấp II Nà Cạn. Vài anh bạn cùng đoàn láu lỉnh cứ nháy nháy tôi, nhưng tôi chẳng hiểu gì cả. Sau này mới biết rằng họ muốn nhắc tôi Nà Cạn ở hơi xa thị xã. Nhưng cũng may càng ngày tôi càng thích cái trường rất miền núi và hoang vắng ấy. Nó cách thị xã hai cái cầu, cái cầu treo bắc qua Suối Cũn, và chiếc cầu sắt ngang sang thị xã. Phải đến cả tháng đầu tiên tôi chỉ thích chiều chiều lững thững, rung rinh trên cầu treo, rồi rẽ vào chiếc cầu sắt. Chẳng có việc gì tôi cũng muốn đi. Sau này khi mùa đông đến tôi còn thích quấn chiếc áo dạ đi chầm chậm co ro qua cầu, tạo cho mình cảm giác như đang qua cầu ở Pê-tecs-Bua trong mùa sương tuyết.
Trường Nà Cạn chỉ lèo tèo có mươi lớp của con em dân tộc Tày. Một đám học trò thật thà, tình cảm và ngoan ngoãn. Chúng có cái thật thà của những con người sống trong lòng thiên nhiên, trong rừng sâu, trên sườn núi; cái thật thà mà hàng trăm năm đô thị hoá đã tước đi của những con người miển xuôi; cái thật thà chân chất buột ra trong từng lời ăn tiếng nói. Tôi nhớ có một lần chuẩn bị tết, có một cô học trò ở huyện rất xa cứ nằng nặc "mời thày về ở với em mấy ngày". Tôi đỏ mặt. Nhưng khi nhìn thẳng vào mặt cô học trò thì tôi thấy ngay sự vô lý của mình. Trong những năm tháng ấy ít khi tôi tìm thấy trong đám học trò này có một câu mang hàm ý.
Có một hôm Ma Thị Hài đến xin tôi chuyển lớp. Tôi bảo em cứ về đi rồi xét sau. Hài nũng nịu nói ngay "Đéo pây. Thày bằng lòng Hài mới pây lố." Tôi vội mắng mấy câu là con gái mà sao lại nói bậy. Sau này tôi mới biết ở bản em mọi người đều nói như thế. Lóp học trò của tôi không bao giờ biết nói bậy, biết buông lời chửi thề. Chúng ngoan ngoãn một cách đáng ngạc nhiên, một sự ngoan ngoãn tôi chỉ còn thấy trong kỷ niệm. Tôi trân trọng và thương mến kỷ niệm ấy lắm đến nỗi ngày nay cứ mỗi khi đi đâu về đúng vào giờ tan lớp của ngôi trường đầu nhà là tôi lại đi vòng qua lối khác, vì sợ rằng khi đám trò nhỏ túa ra khỏi cổng trường là những ngôn ngữ khó lọt tai cũng túa ra theo, làm giảm đi tấm lòng trìu mến mà tôi hằng gìn giữ..
Thày trò chúng tôi thường hay tổ chức vào rừng lấy tre nứa. Chúng tôi vào rừng sâu chặt từng bó rồi đóng bè cho trôi theo dòng suối về trường. Ngồi trên bè, đám học trò nhỏ của tôi đứa nào cũng thích ngồi cạnh thày, kể tíu tít những chuyện con ma rừng xanh, chuyện làng, chuyện bản. Và tôi lại trở thành một cậu học trò đô thị ngơ ngẩn dỏng tai nghe. Có lần tôi xen vào kể cho các em nghe câu chuyện hôm tôi chờ tàu ở Lạng Sơn. Buồn quá, có một mình. Tôi lững thững đi theo con đường heo hút vào động Tam Thanh, Nhị Thanh. Xung quanh không một bóng người. Bỗng nhiên một cô gái Tày xuất hiện từ xa đi thẳng về phía tôi. Trong lòng hơi hoảng hốt khi tôi nghĩ đến mấy câu chuyện về ma thiêng nước độc. Cô gái dừng sát ngay trước mặt tôi, từ từ mở chiếc hộp con mời tôi một miếng trông như miếng trầu. Tôi sợ quá xua xua tay rồi đi thẳng. Bọn học trò cùng hô lên một lúc. "Chết thày lố. Cô ấy là cô đâu mới đấy. Trên đường về nếu gặp người con trai thì mời trầu để cầu hạnh phúc, thày lố." Từ đó về sau cứ lần nào chợt nghĩ đến là tôi lại thấy ân hận, ân hận vì đã vô tình làm cho một người con gái ngây thơ buồn tủi.
Những năm tháng ấy núi rừng đã khơi dạy trong lòng tôi tình yêu thiên nhiên. Tình yêu ấy đậm dần tới mức cho đến nay sống trên đất đô thành, nhưng tôi không hề thích cây cảnh, không hề nuôi chim lồng. Tôi chỉ thích có một mảnh vườn con, cắm cây xuống đất cho nó mọc tùm lum làm nơi cho chim xây tổ. Tôi chỉ mơ sau giờ làm việc được lững thững dưới những lùm cây ấy nghe chim hót. Tồi thích tiếng chim hót lanh lảnh trong rừng, chứ không thích tiếng chim kêu cứu hay than thở trong lồng.
Đám học trò đã vậy, còn "đám" thày với nhau thì vui lắm. Chúng tôi sống trong căn nhà lá chạy dài, mỗi thày một phòng nho nhỏ chẳng có tiện nghi gì đáng kể. Có lẽ cũng vì thiếu tiện nghi mà chúng tôi sống với nhau thật là thân thương. Tháng nào cũng vậy, cứ đến kỳ lương là anh bạn Ưân lại rủ tôi lững thững qua cầu sang thị xã hoặc làm một chầu cà phê, hoặc lên Phố Cũ làm một bát lục tàu trúc. Thời ấy sao mà quý hoá thế.
Chiều chiều... Nói đến chiều rừng núi thì buồn lắm. Có sống ở đây tôi mới cảm nhận được đúng cái buồn của buổi chiều tà nắng xế nương khoai. Đám giáo viên chúng tôi sau giờ cơm chiều thường ai nấy mang chiếc ghế dựa trong phòng mình ra tụ tập ngay trước cửa khu nhà ở, ngồi nhìn đăm đăm vào dãy núi xanh rì phía bên kia cái sân trường bao la đầy sỏi đá. Nhiều khi chúng tôi cứ ngồi thế, chẳng ai nói gì. Nhưng hôm nào cũng vậy, chỉ một lúc sau là thày Ngân lại nhấc cây ghi ta, bật bật mấy câu thày thuộc trong bài Sơn nữ ca. Thày chỉ biết có mấy câu thôi, bao giờ cũng bắt đầu bằng " Sơn nữ ơi, đời ta như cánh chim chiều..." và kết thúc ở câu "đừng làm thắc mắc cho lòng khô cạn, từ nay nước mắt đầy vơi...", rồi lại quay lại "sơn nữ ơi...". Hồi đó loại "nhạc vàng" này bị cấm, nhưng ai cũng biết một vài bài, mỗi bài biết một vài câu du dương dễ hát. Sự không hoàn thiện là tất yếu. Cũng vì thế mà dù chỉ có "sơn nữ ơi..." cũng đã đủ làm chúng tôi lặng đi thưởng thức. Bản thân cái khung cảnh giữa rừng này, những cô sơn nữ hàng ngày rơi vào mắt chứng tôi đã nói nốt hộ bài ca dang dở kia rồi. Hôm nào thày Ngân đi vắng thì lại có thày Đoàn với chiếc đàn ác-coóc-đi ông cứ năm phím lại hỏng một phím, nhưng cũng đủ để đánh bài Người Hà Nội làm cho tôi nhớ nhà đến phát khóc, vì thày vừa bắt đầu bằng "Đây Hồng Hà, đây Hồ Gươm, đây lắng hồn núi sông ngàn năm..." là thày lại nhảy ngay vào "Đây Ô Chợ Dừa, đây Ô Cầu Rền, làn áo xanh nâu, Hà Nội tươi thắm...".
Mặt trời lặn hẳn sau dãy núi cũng là lúc chúng tôi ai nấy trở về phòng mình. Căn phòng nhỏ của tôi tối nào cũng có vài cô cậu học trò thắp đèn đi từ thị xã sang chơi. Đúng với nghĩa sang chơi với thày, vì chẳng phải dịp gì, ngày thường cũng như mùa thi. Những con người đó nhớ thày, thương thày, sợ thày nhớ nhà thì đến chơi chứ không bao giờ tự làm vẩn đục tâm hồn mình bằng các cuộc viếng thăm "có mục đích". Đời dạy học nơi rừng thiêng ấy, tôi chưa bao giờ nghe thấy một lời xin điểm, không bao giờ nhìn thấy gói quà "trăm sự nhờ thày". Học trò hay hỏi tôi rằng ỉên rừng không có điện thế này thày có buồn không. Có lần tôi buột miệng đọc hai câu thơ con cóc
Trở về nơi thiếu ánh đèn,
Lấy trăng làm sáng mộng vườn làm vui.nhưng cũng làm cho bọn học trò khâm phục lắm, cứ đòi lấy giấy ra chép. Những câu chuyện hàng tối bên ngọn đèn dầu, cái không khí thày trò đầy tình thương ấy mãi sau này vẫn giúp tôi sống trong sáng hơn, và thanh thản với cuộc đời hơn.
Ở Cao Bằng đến năm thứ hai tôi đem lòng yêu mến một cô gái người Tày. Bế Thị An thường hay sang phòng tôi chơi đều đặn cùng các bạn khác. Cứ mỗi ngày một chút tôi dần dần cảm thấy trong câu chuyện, đằng sau cái ấp úng về ý tưởng, cái ngắc ngứ về gôn ngữ, hình như cô sơn nữ này có chứa đựng một điều gì đó bí ẩn như tâm hồn của nàng Ly Tao trong câu chuyện "Thần hổ" mà tôi đã đọc. Một cái gì đó bắt đầu nhen nhúm. Trong tai tôi lúc nào cũng văng vẳng tiếng "Thày lố", dần trở nên yêu thương, cùng khuôn mặt lúc nào cũng thèn thẹn ửng đỏ khi bên tôi. Lúc nào tôi cũng cảm thấy như "biết đâu sơn nữ nhìn mình đăm đăm". Trong tay tôi ngày ấy không có một kho tàng nào cả, mà chỉ có hình ảnh những người học trò áo chàm, và "hình ảnh một buổi chiều nắng vàng nhuộm mái tóc em". Đúng lúc đó một bức thư từ Hà thành gửi lên. Thư của ba tôi.
"Con, hãy coi những ngày trên đất rừng xa xôi ấy là những ngày con đi một chuyến du lịch xa. Con sẽ về đại học."
Hình như bức thư thức tỉnh tôi không phải về một danh vọng mà về một sự nghiệp mà người con trai cần phải có. Năm sau tôi trở về Đại học Sư phạm, và duyên nợ với nghề dạy học gắn kết với tôi suốt cả cuộc đời. Trong dòng suối tranh đấu cho sự nghiệp tôi có rất nhiều cơ hội để trở về Cao Bằng. Nhưng tôi e sợ, không phải vì gian khổ. Cao Bằng ngày nay đã thay đổi nhiều, có cả khách sạn, nhà hàng, phim ảnh. Tôi chỉ muốn giữ gìn trọn vẹn bóng hình ngày xưa ấy trong tôi.
-
-
-
Ở tuổi bước vào đời tôi đã từng mơ ước được đứng trước gió biển trong bộ quần áo lính thuỷ, dải mũ bay phấp phới, rồi lại mơ hình ảnh tay cầm đàn ghi ta ngồi trên phiến đá trong rừng sâu của anh địa chất. Thế rồi tiểu thuyết "Thần hổ" với nàng Ly-tao đã đưa tôi lên làm giáo viên vùng cao ba năm trời. Không biết có phải là một điềm báo trước hay không mà một hôm sau khi học trò về hết, trong ánh nắng xiên khoai của buổi chiều tà rừng núi, tôi bỗng nhớ lại một bài tiếng Anh thuộc lòng từ hồi còn nhỏ và chép lên bảng, rồi cứ thế một mình đọc to như thể chỉ còn mình với tiêng Anh mà thôi. Và năm sau tôi được trở về Hà Nội với cái giấy gọi vào Đại học Sư phạm, Khoa Tiếng Anh.Sau một tháng trời học phát âm, từng câu từng chữ với thày Phạm Duy Trọng, chúng tôi bắt đầu vào những bài tiếng Anh đầu tiên. Bây giờ chắc chẳng ai còn nhớ đến nhóm từ "học chay, dạy chay" mà chúng tôi thường dùng hồi đó, có nghĩa là một lớp chỉ có đám học trò với một tập bài in rô-nê-ô và một ông thày.
Thời ấy hình như chúng tôi không biết đẽn từ "thiết bị học tập" vì gia đình nào tần tiện lắm mới mua được chiếc đài (ra-đi-ô). Chiếc máy ghi âm thì không mấy ai nghĩ đến vì nó là cả một gia tài và cũng không được phép dùng rộng rãi. Khoa chúng tôi chỉ có một chiếc ra-đi-ô cổ lỗ và một chiếc máy ghi âm băng cối. Phải phân phối căng thẳng sinh viên mới được nghe đều đặn một tuần một lần với bộ băng duy nhất "Linguaphone" mà thôi. Sách vở chỉ có qua đường Liên Xô và phải có quen thuộc với hiệu sách Ngoại văn Tràng Tiền lắm mới thỉnh thoảng mua được một quyển sách học tiếng Anh của Liên Xô.
Thày giáo chúng tôi có ba người: Thày Đặng Chấn Liêu, thày Phạm Duy Trọng và cô Freeda Cook, đảng viên Đảng Cộng sản New Zealand. Ngoài ra còn có một số thày mới ra trường. Thày quá cố Đặng Chấn Liêu đúng là thần tượng của chúng tôi. Thần tượng tới mức tôi chỉ mơ ước nói được như thày, kể cả cái sai. Tôi còn nhớ thày phát âm từ "teacher" là /ti:shơ/. Tôi cố tình bắt chước và đung như "nguyên vọng" nó đã trở thành cái cố tật của tôi cho đến tận bây giờ! Trên con đường lập nghiệp, phải nói rằng thày Liêu là thày đặ xây dựng nền tảng cho tôi.
Trong những năm tháng ấy, chúng tôi chẳng biết gì về nước Anh ngoài vài bài học trong sạch Liên Xô về Nghị viện Anh, về Big Ben, về người Anh một ngày 'ăn mấy bữa, v.v. Cô Freeda Cook rất quý học sinh Việt Nam. Cô tổ chức cho từng nhóm sáu người, mỗi chủ nhật một nhóm đến ăn ở nhà cô để học cách dùng dao dĩa. Đến lượt nhóm chúng tôi có bảy người vì sĩ số lớp lẻ. Chúng tôi nghĩ theo kiểu Việt Nam, thôi thì cứ đến cả, chỉ thêm bát thêm đũa mà thôi. Đến nơi, Freeda đón chúng tôi ở cửa. Cô chỉ ngay vào anh chàng thứ bảy và nói "I don't want you." (Tôi không mời anh đâu). Thế là anh ta ngượng quá phải ra về và sau này cứ "chửi rủa " chúng tôi mãi "Chỉ tại chúng mày". Đấy là bài học văn hoá Anh đầu tiên của chúng tôi.
Do thiếu đủ mọi điều kiện cho nên chúng tôi phải tự "phát minh" ra mọi cách mà học. Hồi ấy tất cả sinh viên phải ở nội trú, sáng thứ hai có mặt bảy giờ để lên lớp và chiều thứ bảy năm giờ mới được phép ra khỏi trường. Chúng tôi có một anh bạn lớn tuổi trong lớp tìm ra một con đường đi từ phía sau trường, ngoằn ngoèo qua mấy đám ruộng, qua một làng nhỏ dẫn đến bến tàu điện Cầu Giấy. Đường này tránh được "Đội cờ đỏ", và chúng tôi có thể chuồn về Hà Nội từ 1, 2 giờ chiều. Chúng tôi đặt tên con đường đó là "Đường mòn Nguyễn Gia Thi" (tên anh bạn phát hiện ra con đường). Đường mòn này trở thành con đường khổ luyện nói tiếng Anh với nhau. Mỗi tuần chúng tôi ra một chủ đề, ví dụ tuần này là các từ nói về thời tiết, tuần kia là những từ về các loài hoa, tuần khác lại về đồ dùng trong nhà. Mỗi người lần lượt nói ra một từ. Đến cuối con đường ai nói được ít từ nhất phải bỏ tiền thết mấy người kia một chầu cà phê đen. Thường khi thua tôi phải rẽ vội qua nhà xin cô em gái mấy đồng để thết bạn. Vào thời kỳ ấy hiếm tiền lắm. Bọn sinh viên chúng tôi chỉ có vài hào trong túi để đi tàu điện mà thôi. Có hôm tôi đứng sẵn trên tàu tay cầm chiếc vé hai hào và trong túi rỗng không, chờ giờ tàu chạy. Bỗng thấy cô bạn gái cùng lớp lững thững đi đến chuẩn bị leo lên cùng toa với tôi. Tôi vội vàng nhảy xuống phía sườn bên kia tàu và lủi sang toa khác, chỉ vì nếu gặp nhau bệnh "sĩ" nổi lên mà không mua được chiếc vé tàu cho bạn gái thì ngượng chết. Nhưng tiền đâu nữa mà mua.
Một lối học khác là chúng tôi tổ chức tối văn hoá cho cả khoa vào tối thứ sáu. Một tối hát, đọc thơ và nhảy. Một tối nói toàn tiếng Anh. Tất nhiên khi hai anh chị nhảy với nhau, nói chuyện thì thầm thì chẳng biết là nói tiếng Anh hay tiếng Việt. Nhưng chúng tôi tin rằng ai cũng nói tiếng Anh vì không hiểu sao được nói tiếng Anh, tạo cho mình một cảm giác như đang ở bên Anh là chúng tôi thấy thích thú lắm, chẳng cần ai kiểm tra. Có nhiều bạn tôi lắm ĩúc còn giả vờ quên tiếng Việt để ra vẻ "rất Anh đây".
Khi chúng tôi học đến năm thứ hai thì có hai thày giáo đi học ở Liên Xô về, thày Đoàn Minh và thày Lâm Huy Hiếu. Học tiếng Anh ở Liên Xô là điều chúng tôi chi thấy trong mơ. Quả thật khi hai thày này về nói tiếng Anh có khác với các thày khác, nghĩa là có lên giọng xuống giọng. Cứ khi nằo trông thấy thày Đoàn Minh dạy ở phía lớp bên kia là tôi lại trốn lớp mình sang đứng nấp sau cửa sổ để nghe và bắt chước, tối về phòng ngủ phổ biến cho các bạn. Đến lúc chúng tôi nói tiếng Anh lên lên xuống xuống được một chút là cảm thấy minh lớn hẳn lên và có cảm giác là mình đã đọc thơ được rồi. Thế là chúng tôi tổ chức buổi liên hoan đọc thư tiếng Anh: Chúng tôi đọc say sưa. Cuối buổi thày Liêu gật gù nói với chúng tôi "Something English". Chúng tôi sung sướng quá vì không hiểu được cái nghĩa trào phúng đằng sau từ "something". Nói đến "something English" tôi lại nhớ đến thày giáo Chuyên cũng đi học ở Liên Xô về, nhưng lúc nào cũng loẹt quẹt đôi guốc mộc lên lớp. Chúng tôi tò mò hỏi thì thày bảo "Something English" với một nét mặt bình thản làm chúng tôi cứ tranh luận với nhau mãi không biết người Anh có đi guốc không.
Ngược lại hồi ấy chúng tôi không thích ngữ pháp lắm. Cứ đến giờ ngữ pháp của Cô Dung và Cô Thanh là chúng tôi phân công nhau trong nhóm: ba người ở lại học còn ba người kia nhảy qua cửa sổ trốn xuống trường múa xem "các em" luyện tập. Hậu quả cuối cùng là khi ra trường làm giáo viên tôi phải bỏ năm đêm liền dịch một quyển ngữ pháp tiếng Anh cơ bản, chủ yếu là để mình học lại một cách có hệ thống.
Trên lớp chúng tôi không được nói tiếng Việt, vì thày giáo chúng tôi thuộc trường phái trực tiếp, kiên quyết đuổi tiếng mẹ đẻ ra khỏi lớp học. Lắm khi cũng sợ. Anh bạn tôi bị gọi đứng lên, thày hỏi "What is this?". Anh ta không biết. Thày hỏi lần thứ hai hơi gằn giọng "What is this?" thì anh ta luống cuống vội trả lời "This is bơ ạ!". Cũng buổi hôm ấy chúng tôi học đặt câu hỏi với "Who?" Hai người đầu tiên đứng lên đã hỏi "Who is this?", chị bạn thứ ba của tôi lại đứng dạy cuống quýt hỏi tiếp "Who is this?". Thày tôi đành cau mày trả lời "Your uncle!" Tuy rằng phương pháp trực tiếp không đuổi được tiếng mẹ đẻ ra khỏi đầu học sinh, nhưng nó giúp chúng tôi rất nhiều khả năng phản xạ bằng tiếng Anh và sau này là năng lực tư duy bằng tiếng Anh khi nói tiếng Anh.
Chúng tôi tìm cách dùng tiếng Anh ở mọi nơi mọi chỗ. Không hiểu sao thời ấy chúng tôi say mê thế. Một hôm đi lao động cấy giúp dân, phải lội xuống ruộng nước, cả lớp nhân dịp này quy định vừa làm vừa nói tiếng Anh. Ruộng có nhiều đỉa. Cô bạn Nghi "gốc Hà Nội" gọi tôi và anh bạn Cơ đến, dặn dò "Bây giờ xuống nước mỗi cậu trông hộ tớ một đùi. Nếu thấy con đỉa nào thì bóc ra nhé." Chúng tôi cũng ngoan ngoãn làm theo. Đến khi lên bờ anh bạn tôi tinh nghịch ném một con đỉa về phía cô ấy. Thế là cuống quýt, "nàng" nhảy ngay lên đu vào cổ một anh bạn khác đứng gần đấy. Thật là "quýt làm cam hưởng". Tuy nhiên, ngày hôm đó chúng tôi học được rất nhiều lừ về đồng áng, và nhất là từ "con đỉa (leech)", một từ ít ai biết nhưng chúng tôi thì không bao giờ có thể quên được.
Một lần khác chúng tôi lên lao động ở Lương Sơn. Một buổi chị bạn tôi đau dạ dày phải cáng ra ngoài thị trấn. Để rút ngắn đường dài, chúng tôi nói tiếng Anh. Nói tiếng Anh thì phải nghĩ nhiều, nghĩ lâu hơn tiếng Việt, đôi khi còn tranh cãi đúng sai nữa, nhưng nó cũng giúp chúng tôi không nghĩ đến đường đi. Được khoảng nửa đường chị bạn nằm trong cáng nghe nhiều tiếng Anh quá cũng vừa nhăn nhó vừa nói tiếng Anh với chúng tôi. Thật là thích thú, đang lúc đau bụng nói tiếng Anh hình như lại tự nhiên hơn là khi bình thường. Chúng lôi nói "Ngày xưa Tây Thi nhăn mặt thì đẹp lên. Còn ngày nay bạn nhăn mặt thì nói liếng Anh hay lên đấy."
Vào năm thứ tư do chiến tranh lan đến Hà Nội, chúng tôi lên sơ tán ở rừng núi, vào tận bản Năm Muỗng, một vùng dân tộc ở Thái Nguyên. Lớp học nằm ngay dưới một nhà sàn, chỗ mà trước đây người ta nuôi trâu bò. Xung quanh trống trải, phải quây phên. Nhưng quây làm sao được gà. Thế là đang học, vài chú gà đuổi nhau bay vù lên đậu giữa lớp học. Cô gà mái tránh chú gà trống trêu ghẹo cũng bay vù lên đậu trên vai thày giáo chúng tôi, kêu cục cục vào tai thày. Trong rất nhiều những tình huống ấy, chúng tôi tìm ra được những từ và nhóm từ khác nhau để đuổi gà, đuổi chó, đuổi lợn ra khỏi lớp học, chứ không phải lúc nào cũng "Gâu gâu (Go)".
Vào năm thứ tư này, tôi mắc một sai lầm là trốn về Hà Nội chơi bốn ngày vì nhớ Hà Nội quá. Lên đến nơi, do bất đồng, tôi và anh bạn cùng lớp lôi nhau ra suối "tay bo". Thế là tôi bị cảnh cáo toàn khoa. BỊ cảnh cáo vào năm thứ tư (năm cuối) cho nên khi tốt nghiệp tôi bị treo bằng một năm.
Năm ấy sáu người được giữ lại trường thì năm anh bạn tôi được làm thày, còn tôi thì làm nhân viên thư viện. Các bạn ái ngại cho tôi lắm. Nhưng cuộc sống đúng là "ngựa tái ông". Chính một năm làm thư viện là năm bản lề cho sự nghiệp của tôi sau này. Có lẽ chỉ có tôi là người duy nhất lúc đó được tiếp xúc nhiều nhất và kỹ nhất với những sách chính cống của Anh do cô Freeda Cook mang sang tặng khoa. Tôi nhận thức ra một điều là hệ sách viết dễ lại của Anh (simplified series) giúp ta rất nhiều về kỹ năng nói tiếng Anh, nói đơn giản nhưng đúng kiểu người Anh, và nói trôi chảy. Tôi đọc nghiên ngấu, ghi ghi chép chép, học thuộc lòng để có cơ hội là "đọc ra". Sau này khi học ở Ấn độ, tiếp xúc với trường phái Selinker và S.Pit Corder về ngôn ngữ trung gian (interlanguage:IL), điều "phát hiện" của tôi càng tỏ ra đúng hướng. Cũng trong một năm "kỷ luật" làm thư viện, qua những tháng ngày đọc nghiền ngẫm và đôi khi dịch thử một vài chương nào đó tôi lại nhận thức ra một điều thứ hai rằng vốn tiếng Việt của mình quá nghèo nàn và nếu không có kiến thức về ngôn ngữ học thì không thể nào tiến hơn được, suốt đời sẽ chỉ dạy "cò con" những bài đã quen thuộc, và khi bị bế tắc trước câu hỏi của học trò thì lấy cái uy lực của người thày mà trả lời rằng người Anh nói thế thì cứ nói thế, cái kiểu dạy mà sau này có lần bác Tạ Quang Bửu bảo chúng tôi là "thông ngôn dạy thông ngôn". Suy nghĩ này cứ day dứt mãi trong tôi suốt thời kỳ ở thư viện. Sau này khi được đi dạy học ý nghĩ đó càng thôi thúc, Cuối cùng, tôi xin nghỉ dạy trong bốn năm để đi học Tổng hợp Văn, và tôi vào Ban Ngôn ngữ học. Quả thật, một năm làm thư viện làm cho tôi hiểu rằng hoạ phúc hay không cũng là ở mình.
Khi quay trở lại giảng dạy tôi lại được một cái may mắn nữa do thày Liêu mang đến và tôi mang ơn thày cho đến ngày hôm nay. Một hôm, thày Liêu giao cho tôi một lớp dạy đặc biệt. Mỗi buổi chỉ mở băng cho học viên nghe một lượt từ đầu đến cuối một bài. Sau đó mở từng câu cho họ nghe và nhắc lại. Nếu họ không nhắc được thì lại mở băng, chứ không được tự mình nói ra. Chừng nào họ đọc giống như băng thì sang câu khác. Cứ thế. Tôi còn nhớ đó là bộ "What to say". Sau sáu tháng dạy theo cách này, tiếng Anh nói của tôi đã thay da đổi thịt. Suốt ngày văng vẳng bên tai ngữ điệu Anh, lối nói Anh. Thày tôi đã chọn cho tôi một hướng đi đúng.
-
-
-
Tôi được đứng trên bục giảng lần đầu tiên vào những năm còn sơ tán vì chiến tranh. Lớp học thì sơ sài ghép bằng tre nứa, tài liệu học tập thì chảng có gì ngoài quyển sách in rô-nê-ô của thày Đặng Chấn Liêu. Thật đúng như Michael West đã miêu tả trong cuốn sách nổi tiếng của ông "Học tiếng Anh trong điều kiện khó khăn". Một hôm trong giờ nghỉ, mấy học sinh xúm quanh tôi nói chuyện và hỏi "Chắc thày đã sang Anh rồi nhỉ?" Tôi chỉ biết ậm ừ, không dám "yes" cũng chẳng dám "no" vì sợ mất cái uy "chưa có" của thày.
Và cuộc đời giảng dạy cứ trôi đi bình thản như vậy cho đến khi tôi bắt đầu làm việc cho Đài Truyền hình Việt Nam. Được vài năm thì ông Đại sứ Anh, Emrys Thomas Davies, hồi đó mới phát hiện ra một điều "nghịch lý" rằng tôi chưa hề được đào tạo về nghiệp vụ này. Đối với người Anh đó là điều hết sức ngạc nhiên, và ông đưa tôi sang Anh để đào tạo chuyên về thiết kế và đạo diễn chương trình dạy tiếng bằng media. Cùng với tiếng Anh, ông đại sứ E.T. Davies, mà sau này tôi gọi ông là "mỹ Ambassador” (ông đại sứ của tôi), thực sự là cây cầu nối cho tôi tới nước Anh.
Tôi sang Anh vào một buổi sớm mùa thu, một mùa thu thực sự với lá vàng rơi, với bàu trời xám ngắt như trong các câu chuyện thời Charles Dickens. Nhưng có điều tôi mơ ước thì không còn nữa, đó là sương mù London. Khi tôi nói chuyện với căc bạn Anh rằng ở Việt Nam khi nói đến nước Anh là người ta nghĩ đến sương mù thì các bạn đó cười phá lên mà nói rằng "Các anh lãng mạn quá! Sương mù London đã ở lại vói Charles Dickens rồi". Sang đến Ạnh tôi mới thấy rõ tiếng Anh thật là duyên dáng và luôn luôn "thổn thức" một điều rằng tại sao mình lại không nói được như người Anh. Đến nước Anh ai cũng nghĩ đến đi thăm ngay Big Ben, Westminster Abbey, Trafalgar Square, v.v. Nhưng trong những ngày tháng đầu tiên tôi chỉ thích đi ra đường phố nghe thứ tiếng Anh rào rào xung quanh mình, chỉ muốn tắm mình trong tiếng Anh ở cửa hàng, ngoài khu chợ, trong trường học, v.v. chỉ ao ước một điều mọi thứ tiếng đó nó quện lấy mình và khi mình phát ra lời nào thì lời đó cũng giống như thế. Đi ngoài phố thấy biển báo, thông báo và nhiều thứ khác nữa tôi mới hiểu rằng thiếu sự tiếp xúc như thế này thì chẳng bao giờ mình viết được và nói được đúng theọ kiểu người Anh.
Khi quay trở lại Anh lần thứ hai, tôi vẫn còn cảm xúc này và ngày càng tìm ra những yếu tố Anh trong giao tiếp hàng ngày của ho. Chính vì thế mà khi nghe hai người Anh nói chuyện với nhau, chúng ta rất khó hiểu, nhưng khi họ nói với mình thì lại không khó khăn lắm.Những năm tháng học tập ở Anh, người thứ ba đã mở cho tôi một chân trời mới trong dạy tiếng là giáo sư Brian Hill. Ông đã hướng dẫn tôi trong thời kỳ tập thiết kế chương trình, đã dạy tôi cách tận dụng kỹ xảo truyền hình phục vụ cho bài giảng trên sóng. Phải nói rằng trong công viêc giảng dạy trên truyền hình, nếu trước đây tôi xây nhà như một con ong, xây đến đâu biết đến đấy thì nhờ giáo sư Brian Hill tôi đã biết cách dựng nên cả ngôi nhà trong đầu trước khi xây.Lối nói khẩu ngữ của người Anh tuy không phải nói lóng nhưng cũng gây cho ta nhiều khó khăn. Như trường hợp tôi gặp một cô bé trong một buổi đi chơi ngoài công viên thì thật là oái oăm. Tôi lỡ va nhẹ vào cô. Tôi nói "I'm sorry. Are you all right?" Cô bé nhoẻn miệng cười và nói "Half left". Tôi chẳng hiểu gì cả. về đến nhà tôi hỏi ông chủ nhà, ông ấy bật cười bảo tôi rằng "Con bé nó trêu anh đấy. Câu đó thực ra chẳng có nghĩa gì cầ. Chẳng qua anh nói 'All right' thì nó đối lại là 'half left'. Half (một nửa) đối với all (tất cả); left (bên trái) đối với right (bên phải)."
Sự thành công trong giao tiếp không phải chỉ là ngôn ngữ mà thôi. Nó còn phải cộng thêm sự hiểu biết về văn hoá Anh. Tôi còn nhớ có một hôm bà chủ nhà tôi đi chợ về cau mày phàn nàn với tôi "Tôi gặp một tay Việt Nam, chẳng quen thuộc gì mà nó lại hổi tôi đi đâu đấy. Đi đâu thì việc gì đến nó mà hỏi." Tôi phải giải thích mãi rằng người Việt chúng tôi thường dùng câu đó thay cho câu chào hội thì bà ấy mới thôi bực tức.
Đôi khi cách tư duy khác nhau cũng làm cho tình huống trở nên khó xử. Một hôm chúng tôi có giờ học với giáo sư Robert O'Neil, tác giả bộ sách Kernel Lessons nổi tiếng ở Việt Nam. Cuối giờ tôi chạy lên xin chụp ảnh kỷ niệm và nhân tiện nói một câu làm quà. "Sách Kernel Lessons, của giáo sư được sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam" Tôi cứ tưởng rằng Robert sẽ rất vui và lấy làm vinh dự về điều đó. Nhưng không. Ông quay sang nhìn tôi nghi ngờ "Tại sao các anh không trả tiền bản quyền cho tôi?"
Người Anh có một tính u-mua rất đặc biệt. Họ không phải là người hay kể chuyện tiếu lâm, nhưng trong tình huống giao tiếp cụ thể họ hay đệm cách nói, ý tưởng rất "tiếu lâm". Có một lần chúng tôi đang học máy tính, tôi đang lơ đãng nghĩ đến chuyện viết thư về nhà bằng máy tính thì thày giáo đặt câu hỏi rằng muốn xoá ’file’ đang làm thì làm thế nào. Tôi giật mình chẳng hiểu ra sao đành trả lời liều "Thưa thày, tắt điện ạ." Thế là cả lớp cười rộ lên bảo tôi "Cậu đã học được kiểu u- mua của người Anh rồi đấy”
Càng tiếp xúc tôi càng thấy người Anh hoàn toàn không khắt khe buộc người ngoại quốc phải nói giống họ. Khi nghiên cứu giáo học pháp chúng tôi mới thấy triết học của người Anh trong dạy tiếng Anh cho người nước ngoài là "Chúng tôi dạy cho các bạn nói tiếng của chúng ta". Có lẽ chính vì thế người Anh chấp nhận rằng có "Englishes" (những tiếng Anh). Các bạn thử nghe người Ân độ (nhất là những người chưa ra nước ngoài lần nào) nói tiếng Anh mà xem, ví dụ câu "Many people go to school" thì họ phát âm là "me-ni pí-pởn gẩu tù s-kủn"; nhưng người Ấn độ vẫn coi tiếng Anh- Ấn của họ là một thứ tiếng Anh có giá trị riêng của nó, và cả nước nói thứ tiếng Anh-Ấn ấy. Người Singapore tin rằng có thứ tiếng Anh của riêng họ, mà họ gọi là "Singlish". Tất nhiên có nhiều tiêu chí khoa học về chuyện này. Với chúng ta tuy tiếng Anh chỉ là một công cụ để giao lưu quốc tế, nhưng vẫn cẩn phải tiến tới chuẩn mực Anh. Mặt khác cũng có thể tìm ra một mô hình cho người Việt học như thế nào là có hiệu quả nhất và tiết kiệm công sức nhất. Đó cũng là ước mơ của những người đứng trên bục giảng về ngôn ngữ Anh.
Quãng đời cắp sách dù ở trong hay ngoài nước bao giờ cũng để lại trong tôi những hình ảnh, những tình cảm đậm đà khó quên cả với thày, với bạn, với tiếng Anh. Mỗi chùm kỷ niệm thường gắn với một thời để mỗi lần nhớ lại thì hình như nó lại đậm thêm trong lòng tôi.
Bố (Daddy) hay là thày (Doctor)
Tôi vừa đến RELC (Singapore), vào phòng của giáo sư tiến sĩ Ch. w. để làm việc thì thấy ông còn đang có vẻ lúng túng và hơi khó chịu về điều gì đó trước khi gặp tôi. Ngoài câu chào, tôi chưa tiện nói gì thêm thì Dr Ch. w. nói ngay một cách vội vàng và bực bội "Tại sao hắn lại gọi tôi là 'bố'. Tôi có phải là bố hắn đâu. Chẳng lẽ hắn không biết tôi là thày giáo của hắn à?" Tôi ngỡ ngàng một lúc rồi dần dần hiểu ra câu chuyện như sau. Có một chàng học sinh Việt Nam đang theo học Tiến Sĩ w. đến nộp bài tập. Chắc là muốn gây cảm tình, tỏ ra thân mật và gần gũi, nên đã xưng hô với Tiến Sĩ w. là "Daddy" theo kiểu các bạn trẻ Việt Nam thường hay xưng hô với bậc bề trên ở cơ quan. Thế là tấm lòng chân thành ấy trở thành câu chuyện cười cho cả trung tâm và phận tác dụng, làm thất bại mục đích giao tiếp chỉ vì áp đặt yếu tố của nền văn hoá này vào môi trường văn hoá kia.
Chải đầu hay để tóc rối
Vào một buổi chiều cuối tuần chúng tôi, lớp sinh viên người Việt cùng đi picnic với một vài giáo sư. Trên đường đi gió lộng thổi tan đi sự căng thẳng của cả một tuần chúi đầu vào học và nó cũng thổi tung mái tóc của cô giáo Kathy của chúng tôi. Một anh chàng nhanh nhẹn lấy trong túi ra chiếc lược và thân mật bảo "Cô chải tóc đi ạ". Chắc ít ai tưởng tượng được sự ngỡ ngàng, ngượng ngùn^ và lúng túng đến đỏ mặt của Kathy. Sau này cô tâm sự với chúng tôi rằng ngay ở nhà ông chồng cô giá như có quan tâm đến bộ tóc của cô cũng phải nghĩ xem có nên can thiệp vào hay không.
Ai lại bảo là bà đã già rồi
Có một lần đã lâu chúng tôi đón một chuyên gia Nga sang làm việc, bà giáo Grigorievna, 59 tuổi. (Chúng tôi xem trộm lý lịch mà biết). Hồi ấy khách sạn đông quá xếp bà ở tầng 5, mà khách sạn thì lại không có thang máy. (Thời đầu những năm 80 ở Hà Nội mà). Thật là ái ngại. Hai hôm sau do lòng mến khách chúng tôi thương lượng được với khách sạn chuyển cho bà xuống tầng hai với ý nghĩ để bà già ngày nào cũng trèo năm tầng gác thì thật là thất thố quá. Lòng tốt ấy được thể hiện ngay. Chúng tôi gặp Grigorievna và nói "Thấy bà đã già mà lại phải trèo thang cao nên chúng tôi đã đề nghị chuyển bà xuống tầng hai rồi." Chúng tôi đinh ninh bà sẽ cảm động lắm về sự quan tâm của chúng tôi, không ngờ bà đỏ mặt "Cao thấp thì mặc tôi". Lúc bấy giờ tôi mới giật mình nghĩ ra rằng chúng tôi đã vi phạm một điều tối kỵ là bảo một người, phụ nữ "bà đã già rồi".
Smog = smoke + fog
Vào năm 1995 tôi có dự một cuộc gặp mặt với các bạn người Anh trong Hội Hữu nghị Anh-Việt tại London. Các bạn Anh hỏi tôi "Bây giờ Việt Nam còn bị ném bom không?" Tôi tuy không phải là người trẻ tuổi nhưng câu hỏi đến với tôi bất ngờ quá sau 20 năm chiến tranh kết thúc. Sau đó là câu hỏi "Các bạn Việt Nam hay nói gì nhất về London của chúng tôi?" Tôi liền trả lời ngay "Sương mù". Thế là các bạn người Anh cười râm ran cả hội trường một cách hồn nhiên. Tôi thoáng-nhớ đến câu anh bạn tôi dặn dò "Tớ chắc không bao giờ được sang London rồi. Khi về cậu nhớ cho ít sương mù vào chiếc hộp con mang về cho tớ nhé." Tôi mỉm cười với câu trả lời của anh bạn người Anh. "Anh Hùng ơi, sương mù ở lại với Charles Dickens rồi." Đúng vậy. Trong suốt những năm tháng ở London tôi chỉ gặp sương 1Ĩ1Ù có vài lần, mỗi lần khoảng mươi mười lăm phút rồi tan ngay; và hình như người London cũng không quan tâm đó là sương mù hay không thì phải. Tuy London vẫn tràn ngập trong ánh đèn vàng, mà chúng ta thường gọi là màu đèn chống sương mù, vào mùa đông tuyết rơi giá lạnh, nhưng sương mù mà chúng ta thấy trong các tác phẩm như Oliver Twist, The Hard Time, v.v. hoặc trong những câu chuyện về Shcvìock Holmes chỉ còn là bóng dáng vật vờ không
mấy khi xuất hiện. Có nhiều câu chuyện vui của Anh về sương mù, như câu chuyên một người bị lạc trong sương mù, may gặp một người dẫn đi phăng phăng. Người bị lạc khâm phục người dẫn đường quá thuộc đường phố London, nhưng cuối cùng té ra anh ta bị mù bẩm sinh. Thời đó sương mù còn dày đặc tới mức giao thông bị ngừng trậ. Bây giờ những câu chuyện như thế đối với các bạn trẻ ở Anh cũng chỉ như truyện cổ tích mà thôi.
Nói đến sương mù Anh, một từ nổi tiếng đã đi ' vào từ điển là "smog" xuất hiện để nói lên một hiện tượng của thời xa xưa ấy, khoảng thế kỷ thứ 19 khi đất nước Anh bắt đầu công cuộc công nghiệp hoá của mình. Thời đó người ta hay dùng một từ là pea-souper (thỉck smog) để chỉ hiện tượng khói của nhà máy ở London nhả khí đen quện với sương mù tạo thành một thứ khí dầy đặc nhờ nhờ đen bao phủ bầu trời London. Hiện tượng đó ngày càng nghiêm trọng, và cho đến cuối năm 1952, một sự kiện khủng khiếp xảy ra: một làn mù khói (smog) rất nặng, tối sầm đã bao phủ kinh thành London suốt năm bảy ngày, và gây ra khoảng 4000 đến 8000 ca tử nạn.
Vào những năm 60, 70 nước Anh thông qua một đạo luật cấm các gia đình trong thành phố đốt lò sưởi bằng than. Điều này làm giảm đáng kể không khí ô nhiễm. Như vậy nếu hình ảnh sương .mù (fog) trong các phim Hollywood đã từng là hình tượng của London thì nay đã lùi xa về quá khứ rồi.
-
-
-
Were I to live my life over again, I should live just as I have done. I neither complain of the past, nor fear the future.Nếu như tôi có sống lại cuộc đời này một lần nữa, tôi sẽ sống lại như tôi vừa sống. Tôi không phàn nàn về quá khứ, mà cũng chẳng lo sợ cho tương lai.(Michel Eyquem de Montaigne: Ibid)
Mùa thu năm 1990 tôi lên đường đi London lần đầu tiên. Vương Quốc Anh, một hình ảnh từ trước tới nay chỉ là giấc mơ của những người học tiếng Anh. Chuyến đi của tôi thật là ngẫu nhiên. Một hôm ông Đại sứ Anh Emrys Davies vào Đài truyền hình đọc cho chúng tôi một câu chuyện trong chương trình "Follow Me". Ông hỏi tôi học ở đâu ra mà làm truyền hình. Ông mở to mắt kinh ngạc khi tôi trả lời rằng tôi chỉ tự mò mẫm mà làm thôi. Cái điều chúng ta hay vỗ ngực "yêng hùng", tôi không học hành gì mà vẫn làm được đây này, là điều làm cho người Anh đau khổ lắm. Tôi được đưa sang Anh đào tạo.Ngay buổi đầu ra đi tôi đã được tặng món quà "ngạc nhiên", như người Anh thường hay nói. Chuyên máy bay của tôi bay được nửa đường, bỗng có tiếng loa gọi bằng một giọng ngoại quốc lơ lớ mời hành khách Nguyen Quoc Hung lên gặp phi hành đoàn. Tôi giật mình lo sợ. Không bình tĩnh được, tôi quay sang hỏi cô gái người Anh ngồi cạnh tôi. Cô trả lời "Xin lõi, tôi không biết", rồi cười hóm hỉnh, "Nhưng chắc họ không đuổi anh xuống đâu." Tôi bật cười, máy bay đang bay mà. Tôi nhìn cô gái một cách trìu mến. Đây là lối nói "u-mua" của người Anh đầu tiên tôi nghe được trước khi đặt chân lên đất Anh. Tính u-mua này nổi tiếng trong văn học thế giới. Ư-mua không phải là kể chuyên tiếu lâm, mà là lối nói gây cười trong tình huống. Nghe xong chúng ta không cười phá lên được, nhưng càng nghĩ càng buồn cười. Hôm đó, khi gặp phi hành đoàn, họ dẫn tôi đi thăm các khoang hành khách và cả buồng lái nữa; rồi cuối cùng tặng cho tôi một món quà kỷ niệm của Hãng Hàng không Anh. Đây là một loại điện hoa của ông Đại sứ.Ngày đầu tiên ở London tôi ngủ trong một khách sạn nho nhỏ. Ngồi trong cửa sổ nhìn ra tôi thấy quang cảnh chiều cuối thu ảm đạm của nước Anh, làm cho tôi nhớ đến trời thu London mà Charles Dickens thường miêu tả trong các tác phẩm nổi tiếng của mình như Olive Twist, Thời gian khổ. Xúc động trước cảnh tượng chỉ được thấy trong sách vở, nay hiển hiện trước mắt mình, tôi lấy máy ảnh chụp qua cửa sổ, để lại cho tôi những bức ảnh đầu tiên khi rửa ra đen kịt như một đêm đông vậy.
Hai ngày sau tôi về trường, Trường Đại học Brighton. Ngày ấy tôi chưa tưởng tượng được rằng chính trường đại học này là cái nôi cho sự trưởng thành về sự nghiệp của tôi trọn đời. Khi nhập học tôi phải qua cuộc thi tuyển. Nói đến thi tôi run hết cả người. Thôi chết rồi, "ác giả ác báo"đây. Mình đã từng tổ chức bao nhiêu cuộc thi, làm cho bao nhiêu con người lo sợ, và bây giờ đến lượt mình. Không ngờ thầy giáo đưa cho tôi một chiếc băng video. Cứ việc cắm băng vào máy, làm như băng "bảo", và nó sẽ cho biết mình đạt yêu cầu hay không. Trên đường về tôi ngẩn ngơ suy nghĩ. Đáu đã hẳn cứ phải đao to búa Ịớn mới đánh giá được con người.
Những buổi học đầu tiên đối với tôi không xa lạ gì, nhung những ngày đầu tiên trên đường phố Anh mới là những ngày làm tôi say mê, ngạc nhiên và thích thú như Alice rơi vào đất thần tiên vậy. Đối với mọi người London cũng như các thành phố khác của Anh chỉ là những phong cảnh để mình chiêm ngưỡng. Người thì thích khung cảnh hiện đại, người thì ngẩn ngơ trước vẻ đẹp cổ kính của nó. Nhưng với tôi, một người đặt cái tâm của mình vào sự truyền bá tiếng Anh thì cái gì trên đất Anh này cũng làm tôi vui thích, vì biết bao nhiêu thứ mà hàng chục năm mình cứ nghiền ngẫm qua sách vở, cứ miệt mài truyền lại cho người học, thì nay chính mắt mình trông thấy. Lần nào cũng vậy khi ra đường nhìn thấy biển báo, thương hiệu, cáo thị, nghe thấy tiếng nói lào xào xung quanh, ngửi thấy mùi cá và khoai rán (fish and chips), hoa mắt trước những chiếc xe buýt đỏ hai tầng chạy vun vút trên đường phố là tôi lại lẩm bẩm "Đích thực kiểu Anh đây rồi". Lúc nào tôi cũng hình như bắt được một cái gì đó, một lời nói rất Anh, một âm hưởng rất Anh, một tác phong rất Anh, một thói quen rất Anh. Trong những năm tháng này tôi càng thấm thìa nhũng xu hướng mới của công nghệ dạy tiếng Anh, một xu hướng khẳng định rằng yếu tố văn hoá của ngôn ngữ mục tiêu là yếu tố không thể thiếu được trong quy trình đào tạo tiếng.
Tôi còn nhớ hôm đầu tiên Emrys dẫn tôi đi chơi quanh Lonđon. Thấy một đôi cảnh sát một nam một nữ đi tuần trên đường, tôi nói "Trông họ như đôi tình nhân đi dạo phố". Emrys dặn khẽ vào tai tôi "Nếu có lỡ phạm luật thì ngoan ngoãn nộp phạt, chứ đừng có giơ thuốc lá ra mời mà vào tù đấy". Tôi mỉm cười "Thế thì nước Anh tuyệt quá nhỉ." Emrys bảo tôi rằng nước Anh cũng có nhiều điều tồi tệ, tham nhũng, nhưng thường ở cấp cao hơn cấp đời thường.
Chúng tôi cứ lững thững đi hết phố nọ sang phố kia. Quả thật đường phố Anh trật tự và lịch thiệp. Tiếng động cơ rầm rầm như trong nhà máy, nhưng không một tiếng còi. Tiếng còi giục dã ở Vương quốc này đã trở thành một sự thô bạo, ngang hàng với bất cứ một hành động vô văn hoá nào khác. Tôi ngạc nhiên nhất là người đi bộ cũng để ý nhường đường nhau. Đi trên cầu nghe thấy tiếng người nói lào xào sát ngay sau mình là họ né sang một bên. Có một hôm tôi đang đi trên hè, đến một gốc cây chợt xuất hiện một bà đi ngược lại. Tôi nép vào gốc cây, bà ấy cũng né sang bên kia; tự nhiên chúng tôi đối mặt nhau, để cả hai cùng "Thank you" và đi tiếp.
Càng tiếp xúc với xã hội Anh tôi càng nhận thức được rõ hơn vai trò lớn lao của văn hoá trong học tiếng. Trong cuộc sống hàng ngày ngôn ngữ không thể tách rời thói quen, không thể đứng cô đơn với cái đúng ngữ pháp của nó. Nếu như vào ngày đầu gặp gỡ, tôi xưng hô với ông Đại sứ là "Mr Davies" thì tôi đã giữ được trọn vẹn cái nghi thức cần có. Nhung khi đã trở thành thân thuộc thì lối xưrìg hô ấy lại làm cho ông cảm thấy mình bị đẩy ra xa trong quan hệ bạn bè, và đã trở nên bực mình với tôi mà nói rằng "Bao giờ anh mới gọi tôi là Emys!"
Những năm tháng học tiếng Anh trong nước để lại cho tôi một tâm niệm rằng người Anh rất bảo thủ. Sống trong lòng người dân Anh tôi mới hiểu hơn cái nét đẹp đằng sau từ bảo thủ ấy. Sự thẩm thấu này quả thật giúp cho tôi cảm thụ được cái tinh tế của các tác phẩm văn học Anh. Khi đọc vào văn chương Anh nó hình như giúp tôi có được cái cảm xúc ở góc độ khác với cảm xúc khi đọc bản dịch. Đúng vậy, người Anh trân trọng truyền thống văn hoá của họ lắm. Trong tác phẩm "Mãi mãi nước Anh" Stewart Millon tỏ thái độ buồn bực bất mãn khi thấy một số tập tục bị thay đổi theo thời gian. Ông không hết vấn vương khi nhìn thấy chú lính bằng sắt trong ngày lễ Giáng Sinh, thấy đám trẻ chơi trò đánh trận Waterloo. Ông chỉ trích thời hiện đại đã tạo ra trò chơi điện tử làm cho bọn trẻ mất đi tính năng động, suốt ngày chỉ ngồi đờ ra bấm nút. Thế sao gọi là trẻ con được.
Có những hình ảnh người Anh tự hào về nó, bảo thủ vì nó và yêu thương trìu mến nó. Đó là dáng dấp của một pub xa xưa. Những khách hàng trung thành với pub thường mê mẩn với cái âm thanh đáng yêu, quen thuộc hàng bao đời nay của dòng bia mầu nâu sẫm chảy ra từ cái vòi bia, và tiếng kêu kèn kẹt của chiếc bơm bia cổ lỗ. Chẳng có một pub nào trên toàn đất Anh muốn mang dáng dấp của thời hiện đại.
Có những hình ảnh mà người Anh không thể không níu kéo dù cho cuộc sống và sinh hoạt thời công nghiệp đang làm nó mờ nhạt đi. Đó là những buổi sáng chủ nhật đến thăm bà, những giờ phút đậm đà tình gia đình nhất. Đó là hình ảnh người bà nhỏ nhắn hô hét chúng tôi làm hết việc nọ đến việc kia: cậu Norman đánh bóng cầu thang đi, cậu Harold cọ sân đi, cô Emmi làm bánh pudding đi, cô Dorothy nhặt rau đi. Làm đi. Bà pha nước xốt bây giờ đây.
Có những hình ảnh mà người Anh biết rằng nó không thể trường tồn vĩnh cửu nhưng họ vẫn thấy thân thương khi nghĩ đến nó. Đó là những buổi chụp ảnh gia đình bằng chiếc máy ảnh nặng nề cổ kính, phải đến hai người khuân mới đặng. Người Anh cảm thấy nhớ thương cái giây phút phải đứng ngây người một lúc lâu chờ người thợ ảnh chui vào chiếc khăn đen chùm lên máy ảnh để lấy tiêu điểm và mở ống kính, thấy lòng mình da diết được nghe lại tiếng nổ "bùm" của ngọn đèn tạo ánh sáng. Cái an-bom chứa đụng những bức ảnh ngày xưa ấy mãi mãi vẫn là một kho tàng trong mỗi gia đình Anh.
Khi nói đến vùng đất quê hương của mình, nếu Tế Hanh ghi lại nhũng hình ảnh mãi mãi đọng lại trong lòng người dân Việt Nam "Quê hương tôi có con sông xanh biếc. Nước như gương soi tóc những hàng tre" thì nhà thơ Jonh Masefield lại nhớ đến "con đường trắng trải dài...những đám cổ xanh...những bông hoa mầu tím...và bài ca của loài chim hét nhạc." trong bài thơ "Ngọn gió Miền Tây" của ông.
Những ngày còn là sinh viên, chúng tôi thường nghe nói người Anh có tính "phớt Ăng-lê" và đã mò mẫm xem người Anh phớt như thế nào, mà chẳng ra. Cuối cùng chúng tôi đành định nghĩa với nhau rằng phớt Ăng-lê có nghĩa là cứ tảng lờ như không biết. Thế là mấy cậu sinh viên tiếng Anh lúc nào mặt cũng vếch lên coi như không nhìn thấy thiên hạ xung quanh, nhất là khi bị rơi vào thế bí hoặc bị bắt quả tang vi phạm nội quy. Đã chẳng từng có anh chàng ngay giữa buổi trưa hè, xắn quần ống thấp ống cao, đội mũ rộng vành đi lang thang quanh khu nhà nữ, hát nghêu ngao mấy câu tiếng Anh chẳng ai hiểu gì. Khi bị cờ đỏ nhắc nhở thì phớt Ảng -lê để cuối cùng bị phạt đi dọn vệ sinh.
Những năm tháng sống với người Anh trên Vương quốc này tôi mới hiểu ra rằng người Anh không bao giờ trò chuyện với người lạ trên đường. Ngồi trên tàu đối mặt với nhau hàng dăm tiếng đồng hồ trong một chuyên đi xa, ai nấy đọc sách báo riêng của mình hoặc ngồi tư lự nhìn qua cửa sổ chứ không lân la nói chuyện, hỏi han nhau thân tình như trên một chuyến tàu Châu Á.Chẳng bao giờ trên tàu hoả Anh lại có cảnh bà mẹ trẻ bảo đứa con nhỏ của mình "Con 'làm xấu' đi cho các bác xem." và mọi người xung quanh cười rộ lên vui vẻ nhìn đứa trẻ nhăn nhăn mũi lại. Người Anh không có thói quen nói chuyện gia đình, hoặc dốc bầu tâm sự với người mới quen. Có một buổi chiều tôi ngồi với anh bạn Neil nói chuyên gẫu. Anh ta bảo tôi rằng lý do mà người Anh thờ ơ như vậy vì với người mới quen làm sao ta biết được họ tốt hay xấu.
Nhìn vào xã hội Anh chúng ta thấy đầy rẫy những sự khác thường, nhưng họ không muốn thay đổi. Người Anh hơn thế nữa còn tự hào về sự khác thường của mình. Khó mà tưởng tượng được rằng có khi nào họ lại muốn đổi sang giao thông tay phải, từ bỏ những chiếc xe buýt hai tầng để tiêu chuẩn hoá cùng thế giới, đổi số đo từ dặm sang mét, từ pao sang kilô. Trong ý tưởng của họ chỉ đơn giản là "không muốn giống người khác thì không thay đổi". Ngay cả chính phủ Anh cũng nhiều khi khích lệ niềm tự hào về sự khác thường này. Vào năm 1993 một ông chủ pub ở Slough (Tây /London) từ bỏ lối đong bia theo kiểu Anh cổ: "pint" và "half a pint", đổi sang đơn vị bán bia của Châu Âu. ộng ta sung sướng nghĩ rằng mình sẽ trở thành người tiên phong đổi mới theo thời hiện đại, để cuối cùng bị phạt 3.100 bảng và quay trở về lối bán cũ. Sự bảo thủ của người Anh còn ở chỗ ngay cả khi họ sống trong lối sống hiện đại nhưng vẫn ưa thích những hình tượng truyền thống và sự bền vững của các thói quen. Tôi rất ngạc nhiên khi đọc tác phẩm viết cho trẻ em của Enid Blyton mà chỉ toàn nói về những ngày xa xưa. Cái duy nhất hiện đại được nói đến trong tác phẩm là chiếc radio. Thật là vui khi thấy trong suốt ba thập kỷ 50, 60 và 70 sê-ri phim hài Carry On trên màn ảnh Vương Quốc Anh không có gì đổi mới ngoài những cuộc đối thoại liên quan đến sếch và toa-lét.
Những ngày du học này đã cho thứ tiếng Anh ngoại quốc của tôi một màu sắc của cội nguồn. Trong những năm tháng tìm kiếm trên miền đất lạ tôi cảm phục những điều thày Brian Hill đã dạy cho tôi cách làm cho học sinh mình phải rút khăn mùi xoa lau mồ hôi sau giờ học. Còn tôi, tôi luôn tâm niệm rằng muốn cho học trò của mình lau mồ hôi thì người thày phải lau mồ hôi trước đã. Nước Anh đã tạo cho tôi cơ hội ấy, để khi trở về quê hương, những giờ lên lớp trở nên đậm đà hơn, gần gũi với cuộc sống thực hơn.
-
-
-
Tự nhiên hôm ấy tôi tỉnh dạy rất sớm khi cả nước Anh còn đang ngủ yên. Nằm một lúc tôi vẫn không biết cái gì đã đánh thức tôi. Cũng đôi khi tiếng than nổ lốp bốp trong lò sưởi làm tôi thức giấc, nhưng những lần ấy tôi lại ngủ thiếp đi ngay. Tôi cảm thấy hình như một tiếng gì vang vọng xa xa làm tôi bừng tỉnh. Tôi ngồi dạy và thấy nhớ, nhớ tiếng Việt: tôi thèm nói một câu gì đó, thèm viết một dòng chữ nào đấy. Tôi viết liền vài bức thư gửi về quê nhà. Sau này tôi mới biết những bức thư của tôi bay về gian nhà ấm cúng trong tiếng pháo nổ của mùa Tết Nguyên Đán quê hương.Trời tháng hai. Tuyết dầy. Từng bước chân lún trên cánh đồng tuyết. Trên đường ra bến tàu tôi vẫn thấy không khí thường gặp hàng ngày, ai nấy hối hả đến nơi làm việc. Trong cái nhộn nhịp của phố phường không hề có bóng dáng của không khí Tết. Tôi tự mỉm cười "ở đây làm gì có Tết", cả buổi học tôi thấy bâng khuâng thế nào ấy.
Ra khỏi thư viện lúc trời xâm xẩm tối, tôi thấy Wang Yang, cô bạn người Bắc Kinh, học lớp bên, cũng đang đi lững thững một mình. Mỉm cười, chạm má vào nhau theo kiểu bạn phương Tây, chúng tôi lại cùng lững thững ra bến tàu. Nhớ lại lần gặp đầu tiên Wang Yang cho tôi một loạt lời lỉnh xỉnh vì tưởng tôi cũng là người Trung Quốc. Wang Yang bỗng quay sang tôi hỏi "Mình đố cậu mình đang nghĩ gì?". Tôi chẳng biết tiếng Trung Quốc nhưng cũng phát âm bừa " Suân Siẻ". Wang Yang cười to: "Very good. Nhưng cậu phải đọc như thế này này 'Tsuân tsié"'. Đó là từ "Tiết Xuân". Và từ lúc đó Wang Yang và tôi chỉ nói về chuyện Tết. Có lần đã lâu, Wang Yang bảo tôi là tiếng Việt Nam có nhiều từ giống tiếng dân tộc Chuang ờ miền Nam Trung Quốc. Hình như vậy. Lúc này chúng tôi không nói tiếng Anh với nhau nữa, mà chơi một trò chơi cho đỡ nhớ nhà: Dọc đường ra đến bến tàu, mỗi người phải lần lượt nói ra một từ về Tết Nguyên Đán. Nếu bên kia hiểu thì được một điểm. Tôi bắt đầu bằng từ "bánh chưng". Không hiểu. Wang Yang nói một từ nghe như "quất". Tôi hỏi lại bằng tiếng Anh thì đúng là cây quất. Tôi nói "sư tử". Pu tủng (Không hiểu). "Kỳ lân". Tủng (Hiểu). Wang Yang cười to hồn nhiên. Cứ như vậy đến bến tàu cả hai chúng tôi đều thắng vì đã gợi lại được cho nhau mùa Tết quê hương.
Hôm sau Wang Yang và tôi cùng đi tìm bưu thiếp gửi về nhà, chúc mừng xuân mới. Thiếp chúc mừng đủ các loại, đủ các màu, nhưng chẳng cái nào mang sắc màu Châu Á. Chúng tôi đành nhờ anh bạn người Anh vẽ trên máy tính một cành hoa đào cho tôi, còn Wang Yang một cành hoa mai. Lúi húi một lúc tôi thấy anh ta làm hiển hiện được một cành đào tây. Tôi khen đẹp lắm, nhưng nhìn cây đào ấy tôi không cảm được cái hồn quê ẩn náu trong nó như những cành đào Hàng Lược trên đất đô thành của tôi.
Cũng trong những ngày ấy, lớp tôi mỗi người phải viết kịch bản một tiểu phẩm để quay phim. Chủ đề tự chọn. Tôi nói ý đồ làm tiểu phẩm về Tết Việt Nam của tôi. Cả thày, thày Brian Hill, cả các bạn đều vui vẻ đón chào cái tác phẩm đang thai nghén ấy.
Mấy ngày sau đó, cứ hết giờ học là tôi lại rủ Wang Yang đi lang thang trong khu China Town (Phố Trung Hoa) ở Soho, tìm kiếm vài đạo cụ cho tiểu phẩm.
Trong lớp chẳng có ai là người Châu Á, tôi phải nhờ Wang Yang một vài cảnh. Tôi bắt đầu bằng cảnh Táo quân lên chầu giời. Vừa xuất hiện trước ống kính, các bạn tôi đã cười ngặt nghẽo. Derick, cô bạn người Đức bảo tôi "Nhân vật gì mà bất lịch sự thế, mặc áo không mặc quần. Ngày Tết các cậu mặc thế à?" Thế là mọi người lại cười ồ lên. Wang Yang ghé tai tôi bảo "Giải thích cho mọi người hiểu thì cũng hết giờ, tốt nhất là bỏ cảnh này đi". Đến cảnh thứ hai, Wang Yang đóng vai đến thăm người yêu với cành đào trong tay. Tiếng nền của cảnh đó là nhạc đệm cho hai câu thơ
Hoa đào nở đẹp hơn xưa.
Mắt người yêu đẹp bây giờ đẹp hơn".Tôi cố nhìn Wang Yang một cách đằm thắm, nhưng trông chắc ngờ nghệch lắm vì tôi chẳng phải là diễn viên. Tuy nhiên các bạn tôi cũng vỗ tay tán thưởng và bình luận rằng "Các cậu người Châu Á, chờ đến Tết mới yêu. Cứ mỗi Tết một người thế này, hay thật đấy". Mục múa sư tử của Wang Yang và tôi có vẻ thành công nhất mặc dù các bạn rất khâm phục sư tử Việt Nam nhảy... disco! Máy quay phim vẫn chạy đều và cả lớp chúng tôi ngồi quây quần ăn chiếc bánh chưng "ba góc" mà Wang Yang và tôi hì hụi chuẩn bị cả đêm qua. Khi chấm bài, xem lại đoạn phim, thày giáo cho tôi điểm cao nhất về cảnh này vì đó là cảnh duy nhất bộc lộ không khí hội hè, không khí của những mái đầu Tây ăn bánh chưng ta.
Tôi lại nghĩ đến bữa cơm ngày Tết, và thế là trong một phút hào hứng tôi mời các bạn đến nhà "ăn tết" vào thứ bảy tuần sau đó. Lời mời này đã làm cho Wang Yang và tôi phải dành tới hai ngày lang thang ở Soho và Surray (vùng Đông London), để mua sắm. Cảnh làm cơm thì vui lắm. Chỉ có hai chúng tôi nhưng vẫn là hai chân trời. Tôi chỉ đạo theo tâm hồn Việt, còn Wang Yang thực hiện theo tâm hồn Hoa. Chỉ một điều đơn giản, tôi dặn rằng nem thì chấm nước mắm, nhưng khi bày bàn thì Wang Yang mang sì dầu lên.
Các bạn tôi cùng thày Brian Hill và cô Susan nữa, kéo đến, nói cười vui vẻ, vừa ăn vừa khen bữa cơm rất "Việt Nam", tuy chẳng biết các bạn ấy lấy cảm giác Việt Nam ở đâu ra khi chưa từng đặt chân lên đất Việt. Nhưng lời khen cũng vẫn làm tôi thấy cảm động lắm. Tiệc tùng được một lúc chúng tôi mới thấy Michael lò dò tới, thanh minh rằng anh ta phải tìm mãi mới có chỗ. đỗ xe. Một điều bất ngờ làm mọi người reo ầm ĩ. Wang Yang và tôi ngạc nhiên, vỗ tay mừng rỡ : đó là cành hoa đào to trong tay Michael.
"Michael, cậu làm sao mà có được cành đào này?".
"Đoán xem nào, Hùng."
"À, nhớ ra rồi. Trong tiểu phẩm của mình có cành đào, mà chính cậu vẽ làm nền cho hai câu thơ. Đúng không?"
Wang Yang chen vào. "Khéo tay thật. Mình không biết là hoa làm bằng giấy đâu nhé."Nhân lúc vui, Wang Yang đọc cho chúng tôi nghe bốn câu thơ của Thôi Hộ: (sau này tôi tìm ra bài đó đọc theo âm Hán - Việt như sau):
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.Wang Yang dịch ra tiếng Anh (nghĩa như sau):
Ngày này năm ngoái trong cổng này
Mặt người và hoa đào cùng toả ánh hồng
Mặt người chẳng biết bây giờ ở đâu
Hoa đào vẫn còn cười với gió đông.Và kể rằng Thôi Hộ nhân tiết xuân đến một trại đầy hoa đào, gõ cửa xin nước uống. Một cô gái dáng dấp e lệ và ý tứ ra mở cổng. Năm sau Thôi Hô lại đến thì cửa đóng then cài, nhân đó mới đề lên cánh cửa bài thơ lưu danh này.
Tết cho đến tận nửa đêm. Chuông đồng hồ Big Ben đánh một tiếng ngân vang cả thành London. Chỉ còn lại chúng tôi với bàn tiệc đã tàn. Nhưng cành đào kia vẫn còn đứng trong góc nhà, đậm đà và kín đáo. Tôi vẫn nghĩ rằng thời gian ở đâu cũng như nhau, cũng ngày cũng tháng. Nhưng không ngờ thời gian cũng mang nặng tình quê hương. Sống trên đất khách hình như tôi không trôi theo dòng thời gian của miền đất lạ, mà vẫn cuốn mình theo dòng đời trên quê hương. Chẳng thế mà ngày mới sang, tôi vẫn ngủ và dạy theo dòng thời gian quê hương, chẳng thế mà trong giờ phút này tôi vẫn chìm mình trong tiếng pháo từ nơi xa lắm lắm.
-
-
-
Giáng sinh đang đến rồi, chú ngỗng đang béo lên,
Hãy bỏ một xu vào chiếc mũ của ông già hành khất;
Nếu bạn không có một xu, thì nửa xu vậy,
Nếu bạn không có đến nửa xu, Lạy Chúa!
(Anonymous. Beggar's Rhyme)Chrismas is coming, the geese are getting fat,
Please to put a penny in the old man's hat;
If you haven't got a penny, a ha'penny will do,
If you haven't got a ha'penny, God bless you!
(Anonymous; Beggar's Rhyme)Cái đêm trước Giáng sinh, khi trong nhà /
Không một sinh vật nào cựa quậy, kể cả chú chuột.
(Clefnent Moore, 'A Visit from St. Nicholas')’Twas the night before Chrismas, when all through the house /
Not a creature was stirring, not even a mouse.
(Clement Moore, 'A Visit from St.Nicholas')Mùa thu vàng nước Anh bắt đầu khép lại khi bàu trời sa xuống thấp, khi gió lạnh tràn về. Ngày ngày lên tàu đi học ở Falmer tôi đã bắt đầu co ro trong bộ quần áo ấm. Lá trên sân trường rụng nhiều. Trời ảm đạm hơn. Những giờ ra chơi ngồi uống chè trong căng tin, sinh viên người Anh đã bắt đầu rục rịch nói đến mùa giáng sinh. Mấy anh bạn cùng lớp tôi từ Hy lạp và Đức sang đây cũng đã tỏ ra sốt ruột và hào hứng với mùa giáng sinh quê nhà của họ. Họ làm tôi thương thương nhớ nhớ, nhớ Tết trên quê hương mình, nhớ chiếc bánh chưng xanh. Nhưng rồi tôi bị lôi kéo vào không khí ấy, cũng thấy hào hứng lên, cho đến khi anh bạn người Anh Osborn bảo tôi là Lễ giáng sinh ở đây đối với sinh viên nước ngoài thì buồn lắm. Tết gia đình mà. Tôi lặng đi trong cảm giác cô đơn.
Rồi ngày ấy cũng đến. Một buổi sớm tôi vén màn nhìn qua cửa kính ra đường. Tuyết bắt đầu rơi. Những bông tuyết đầu mùa vẫn còn lác đác lắm nhưng cũng gợi cho tôi nhiều cảm giác lạ. Tôi rất thích những ngày đầu mùa tuyết như thế này. Làm sao quên được cái giây phút một vài bông tuyết nhỏ bám vào lông mày, đọng trên lông mi, chớp chớp vài cái là bông tuyết tan ra chảy nhè nhẹ trên mí mắt để lại trong lòng tôi mãi mãi cái lành lạnh của mùa giáng sinh. Cứ như vậy, một ngày qua đi, tuyết lại nhiều hơn, phố lại vắng hơn. Montepelier Crescent cái phố nhỏ đã nương tôi trong những năm dài tha hương, hôm nay lại tặng tôi dăm bông hoa tuyết ở đầu nhà. Cái lùm cây nho nhỏ bên cầu thang ra phố đã nở rộ thành những bông hoa tuyết. Tôi cúi xuống, ghé sát mặt vào bông hoa trắng đục để được hưởng hơi lạnh toả ra từ đó thay cho mùi thơm. Cái hơi lạnh ấy mang lại cả một bàu trời hoa trắng rơi lả tả suốt ngày đêm.
Chúng tôi đi học buổi cuối cùng trước ngày nghỉ lễ. Buổi học của chúng tôi kết thúc bằng những nụ hôn, những lời chúc chân thành, những vòng tay ôm chặt vỗ vỗ lưng nhau, rưng rưng tạm biệt. Tuy gần gũi thế nhưng chỉ ngày mai đã xa cách ngàn trùng. Mỗi người lại trở về với mái nhà ấm cúng của riêng mình, để lại mình tôi cô đơn trong sự rộn ràng của xã hội quanh tôi.
Tôi lững thững ra bến tàu. Hôm nay tôi muốn đi một mình. Không hiểu nghĩ thế nào, tôi quay về hướng thư viện, và vào đó đọc cho đến khi trời tối mịt. Tối mịt ở Anh cũng phải vào khoảng 11 giờ đêm. Đi ra đường hầu như không còn bóng ai. Ra gần đến bến tàu tôi nằm dài trên bãi cỏ trong ánh đèn vàng le lói xa xa. Tuyết rơi trên mặt làm tôi tỉnh táo hơn. Nghe tiếng tàu đang đến, tôi chạy một mạch. Trong toa chẳng có ai. Tàu sắp chạy thì một cô gái Á đông nước đa trắng trẻo, người thâm thấp bước lên tàu. Chỉ có hai chúng tôi, nhưng sống trên đất phương Tây, đều chịu ảnh hưởng của phong cách tây, chẳng ai nói với ai lời nào.
Hôm sau tôi đi lang thang trên đường phố chính thưởng thức ngày cuối cùng mở cửa hàng. Cái gì cũng ê chề, hạ giá. Những gói quà giáng sinh lộng lẫy cũng đã bắt đầu đi vào chiếc sọt to, với giá còn một nửa. Tôi mua tặng Hoàng chiếc lược mà giá trị của nó là ở chỗ ngay vào ngày này nó vẫn nằm trong tủ kính cao, không hề giảm giá đến một xu. về đến nhà tôi vội đặt chiếc lược trên bàn học, chụp một bức ảnh gửi về nhà. Tôi muốn món quà này đến tay Hoàng vẫn còn đậm hương vị mùa Giáng sinh trên đất Anh.
Tối hôm ấy tôi đi lang thang vì thật ra ở nhà cũng chẳng biết làm gì. Cứ phố nọ rẽ sang phố kia. Đúng là chỉ có người nước ngoài mới đi lang thang vào đêm giáng sinh như thế này. Hình như tuyết rơi nặng hơn, hay là tuyết tan thành mưa. Tôi tự mỉm cười : làm gì có chuyện ấy, nhưng mình cũng thấy lạnh hơn thật.
Tôi rẽ vào phố nhỏ trên đường về. Xa xa, vài đứa trẻ mỏ* cửa chạy ra đường nhìn quanh rồi lại tụt vào nhà như đang chơi trò chơi gì đó. Tôi nhận ra ngay vì nhớ lại mùa giáng sinh năm ngoái . Hôm ấy sinh viên nước ngoài liên hoan chia tay nhau xong, tôi tiễn cô bạn học người Nhật, Kikoko, về. Chúng tôi vô tình vừa nói chuyên vừa đi qua dưới hàng hiên một ngôi nhà như thế. Bỗng nhiên một bọn trẻ ùa ra cười nói vui vẻ. Chúng đồng thanh hô câu gì đó và chỉ lên vòm mái hiên. Kikoko ngước lên nhìn tôi, tôi quay sang nhìn Kikoko. Cả hai cùng đã hiểu ra. Không thể nào khác, tôi cúi xuống hôn nhẹ cô bạn cùng lớp. Bọn trẻ vỗ tay vui vẻ lắm và đồng thanh hô to "Merry Chrismas!". Chẳng là người Anh rất yêu màu xanh, thích trang trí bằng những cây xanh đời (evergreens), hoặc treo một cành tầm gửi (mistletoe) dưới mái hiên. Đôi nam nữ nào đi qua, bất kể già hay trẻ, người yêu hay bạn bè, đều phải dừng lại hôn nhau rồi mới được đi tiếp. Một phong tục cũng đáng yêu và đầy hương vị như chiếc bánh pudding Giáng sinh nóng hổi trong lò vậy.Định mở cửa vào nhà, chân tôi chạm phải một gói quà đặt ngay cửa ra vào. Món quà giáng sinh của ông đại sứ, Emrys Davies, người đã tạo cho tôi một con đường sự nghiệp mà tôi hằng mong ước. Tôi hơi ngạc nhiên vì món quà nằm ngay giữa cửa. Sau này tôi mối hiểu bưu điện ở đây rất yên tâm để hàng trước cửa nhà người nhận đi vắng mà không sợ kẻ vãng lai nào nhặt đi mất. Đó là chiếc áo len đen mà cho đến bây giờ tuy đã nhiều năm trôi qua nhưng không mùa giáng sinh nào là nó không mang lại hơi ấm cho tôi.
Vừa lên giường nằm tôi nhận được điện thoại của Susan Drake. Susan cho tôi biết cô có một người bạn gái Maureen sống độc thân, muốn mở, tiệc đón năm mới cùng vài bạn nước ngoài. Tôi mừng quá nhận lời ngay và ngủ một giấc ngon lành cho đến tận 10 giờ sáng hôm sau.
Đường đến nhà Maureen Jenkins thật là khúc khuỷu, nhưng cuối cùng tôi cũng đến được nơi đó hàng tiếng đồng hồ trước giao thừa. Bước vào nhà tôi thấy Maureen cùng vài người nữa đang ngồi nghe một bản nhạc cổ điển, nhè nhẹ vung tay theo nhịp như một nhạc trưởng. Không khí đón giáng sinh và năm mới tràn đầy căn phòng nhổ. Bạn bè Maureen có vài người nước ngoài. Trừ Kikoko và Susan ra, còn các bạn khác tôi gặp lần đầu, nhưng qua dăm ba thủ tục chào hỏi là trở nên thân thuộc vì cùng ở dưới một mái nhà. Tôi thấy lòng ấm lại.
Chúng tôi ngồi ăn uống, nghe nhạc cho đến tận giao thừa. Tiếng chuông đồng hồ Big Ben vừa ngân lên, tất cả đều đứng dạy chẳng ai bảo ai dàn thành hai hàng đối diện nhau, mỗi người trong tay một quả pháo. Tôi giật dây. Sau tiếng nổ "bụp" mấy sợi dây xanh đỏ tím vàng bay vụt ra từ quả pháo, từ từ uốn éo bay sang phía đối diện. Tôi chưa kịp nhìn thì thấy hai dây pháo đậu lên vai tôi, và cũng chưa kịp xoay sở thì thấy Hilary chạy đến ôm hôn tôi. Sau lúc này tôi mới biết dây pháo của mình đậu ngay trên đầu Margaret Newton. Theo ước lệ, tôi chạy sang ôm lấy Magaret, nhẹ nhàng đặt vào má cô một nụ hôn, như lời chúc tụng đầu năm đẹp nhất. Một lúc sau chúng tôi cùng dừng lại, đứng vòng quanh nhà, bắt chéo tay nhau hồ hởi hát bài "Auld Lang Syne". Tiếng hát trong trẻo quyện với những giọng trầm trầm thấm vào lòng chúng tôi lời dặn dò "Sao có thể lãng quên những người bạn xưa, quên ngày xưa cũ. Hãy nâng chén rượu tình vì những ngày xa xưa ấy". Cánh tay lồng cánh tay rung rung trong lời ước hẹn, rồi bỗng nhiên cùng buông ra để giơ lên cao trong lời chào đầu năm "Happy New Year".
Chúng tôi lại ngồi ăn ăn uống uống, nhưng thực ra để tạo không khí cho những câu chuyện vui về lễ tết ở những miền đất khác nhau. Tôi kể cho các bạn nghe tục xông nhà của người Việt Nam, không ngờ Maureen cũng nói ngay.
"Bọn mình cũng thế. Vào nửa đêm ngày 31 tháng 12 thường có một người bạn cao to đẹp trai nước da ngăm ngăm bước qua cửa nhà, mang đến cho gia đình một năm mới đầy may mắn. Người ấy là người xông nhà đấy."
Christine mỉm cười "Phải là người đẹp trai cơ. Bọn mình gọi anh ta là 'first footer’ (người đặt chân đầu tiên). Anh chàng này thường mang theo một miếng than, một chiếc bánh mì và một chai rượu whisky. Bước vào nhà là anh ta bỏ cục than vào lò sưởi, đặt chiếc bánh mì lên bàn, rồi rót một chén rượu mời chủ nhà. Thông thường chẳng ai nói gì, cho đến khi anh ta nói trước: Happy New Year"
Kate Vowles cười to nói thêm, "Christine, cậu quên một điều quan trọng. Anh ta phải vào cửa trước và ra cửa sau đấy."
"Thế lúc ra anh ta có mang theo cô chủ nhà xinh đẹp không?" Cả bọn chúng tôi cười ồ lên, mỗi người xen vào một câu vui vẻ.
Đúng lúc tôi định kể cho các bạn rằng chúng tôi có câu "Đêm 30 khép cánh càn khôn co cẳng đạp thằng Bần ra cửa. Sáng Mồng Một lỏng then tạo hoá bồng ông Phúc vào nhà", thì Celia, người xứ Wales, nói "ở xứ mình, đúng vào lúc nhà thò' điểm tiếng chuông đầu tiên, mọi nhà mở cửa sau tiễn Năm Cũ đi; rồi đóng lại ngay để giữ sự may mắn trong nhà'. Khi tiếng chuông cuối cùng vang lên thì mọi nhà mở cửa trước đón Năm Mới vào." Thế ra ước nguyện về những điều tốt đẹp ở chân trời nào cũng có.
Quá nửa đêm, tuyết rơi dầy trên đường phố. Maureen tiễn tôi ra cửa. Tuyết ngả màu nhàn nhạt dưới ánh đèn vàng. Tôi rất thích đi ra phố trên lớp tuyết còn nguyên vẹn như thế này, để lại trên tuyết những vết chân đẩu tiên của một ngày mới.
Tự nhiên có một làn gió mạnh, tôi nép sát vào bên cánh cửa sổ. cửa sổ nhìn ra đường bên Anh đều bằng kính, có che màn bên trong. Tôi ngoái lại nhìn, vô tình thấy một bên màn hé mở. Tôi có cảm giác như Hoàng đang đứng bên tôi. Tôi khẽ nói: Nhìn kìa. Một không khí gia đình thật ấm cúng. Cây thông đứng giữa nhà, nào đèn, nào hoa, nào dây kim tuyến, nào thiếp chúc mừng, ...và nữa những gói quà xinh xắn nằm ở gốc cây. Giờ này bọn trẻ đã lên giường đang chìm trong giấc ngủ, mỉm cười với món quà lấy ra từ chiếc bít tất mà ông Già Tuyết đi xe tuần lộc kéo, chui vào nhà bằng đường ống khói bỏ vào đó. cảnh này không có trên đất quê tôi. Nó không gợi cho tôi điều gì ngoài cảm giác buồn buồn, cô quạnh mà thôi.Tôi nhìn con đường dầy tuyết, con đường hàng ngày dẫn tôi ra bến tàu đi học, nhưng vẫn không thấy thân thương, đậm tình như những con đường nhỏ quê tôi. Tôi gạt nhẹ tuyết trên tóc. Mùa Giáng sinh trên đất Anh đang qua đi. Tôi thấy nhớ những trận gió mùa quê hương và tiếng đàn văng vẳng "Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn, là bao vấn vương tâm hồn...người bốn phương".
-
-
-
Tôi phải đi vì có những miền đất từ trước chưa có ai thương mến chờ tôi tìm ra điều đáng yêu ở đố. Thật không công bằng nếu tước đi mất của chúng lòng mến mộ của tôi.
Winifred Holtby (The Land of Green Ginger)Lần này tôi trở lại nước Anh vào một ngày đầu thu. Tôi sinh ra vào một ngày cuối thu, và hình như cuộc đời dạy học có duyên nợ với mùa thu. Hầu hết những cuộc ra đi và trở lại đều rơi vào mùa thu.
Xuống sân bay Heathrow tôi đi thẳng về London. Thời tiết đã bắt đầu trở lạnh, cái lạnh mà người Anh gọi là "mát (cool)", chứ chưa phải là "lạnh (cold)". Đấy cái khái niệm đằng sau từ thật là khác nhau. Nếu chúng ta nói "mát" nó gợi lên hình ảnh dễ chịu, với chiếc áo cộc tay, với làn gió thổi nhẹ dìu dịu trên da. Nhưng cái "mát" của người Anh đối với chúng ta lại là chiếc áo len và chiếc áo khoác mỏng.
Tôi không ở lại London lâu vì mục đích chuyên đi này của tôi là thâm nhập vào một khung cảnh yên bình, đến với những người dân bình dị trên mảnh đất mà tôi có đầy thiện cảm.
Tôi quyết định đến một khu ngoại thành London, khu Cudham. Nhà quê ở Anh cũng thanh bình như mọi nhà quê khác, nhưng nó đượm một không khí Anh khó tả, giống như lũy tre xanh tạo vóc dáng cho làng quê Việt Nam, nhưng cái không khí bên trong lũy tre ấy thì chỉ có ai là người Việt Nam mới cảm thấy hết được nó. Làng quê Anh được người Anh vừa bảo vệ, vừa cho nó một dáng dấp Anh đầy thú vị, đa dạng nhưng vẫn thống nhất và không nhàm chán.
Tôi lững thững tới hai tiếng đồng hồ đi tìm căn nhà tôi định đến ở. Biết đâu căn nhà ấy lại .ở tụt vào phía trong, cách xa con đường nên thơ hai bên hàng rào thẳng tắp. Mặc dù là hàng rào rậm rịt trên đường đi nhưng tôi có cảm giác mình có thể rúc đầu vào bất cứ chỗ nào ngủ một giấc ngon lành mà không sợ rắn rết sâu bọ. Đi giữa con đường nhỏ hun hút ấy (đúng là một "lane" của Anh), thật giống như con đường vào đất thần tiên của Alice. Cũng như chúng ta, trong cuộc đời của một người dân bình thường bao giờ cũng có những hình ảnh gắn bó với một miền quê, những kỷ niệm không phai nhạt dù nó phải trải qua nhiều biến đổi. Stuart Millson đã ngồi lặng đi trong thế giới hiện đại để gợi lại trong lòng mình "một trong những niềm vui thời thơ ấu... ở Kent là được bố mẹ đưa về vùng quê vào một buổi chiều chủ nhật... dừng lại trên một cánh đồng cỏ, đun nước bằng chiếc ấm mang theo (chiếc ấm đựng trong chiếc hộp bích quy), pha ấm chè đầu tiên của một ngày nghỉ huy hoàng." (Forever England, This England, Spring 1992, vol.25,No.l,p.22). Những niềm vui ấy chỉ có ở trẻ người Anh, giống như "con diều biếc tuổi thơ con thả trên đồng" (Nhạc phẩm "Quê Hương", Trung Quân) của trẻ thơ Việt Nam.
Một hôm vào buổi sáng sớm tôi đang lững thững trên con đường làng thì bỗng nhìn thấy một chiếc bảng nằm trong khung gỗ, vài sợi dây đỏ đính vào khung. Trên bảng còn nhìn rõ từ "Whitsuntide".
Tôi đứng lặng đi một chút, nhớ lại những đám cỏ vàng nhạt dưới ánh nắng mùa hè của nước Anh, nhớ đến Hội Whitsuntide, hội chào đón ngày lập hạ. Cái tên Whitsuntide lấy từ nhóm từ "White Sunday (Chủ nhật trắng)". Phải đã từng sống ở một miền quê nào đó ở Anh ta mới ghi lại dược hình ảnh nhà thờ đông nghẹt dân làng mặc bộ đồ trắng (white) đi lễ vào một buổi chiều chủ nhật (sunday), như dòng thuỷ triều (tide). Đối với bọn trẻ Anh thì Whitsuntide là dấu hiệu của mùa hè đã tới, là dấu hiệu đã đến lúc phải thay đôi bít tất len cao cổ màu đen bằng đôi bít tất ngắn cổ màu trắng, thay đôi giày nặng nề của mùa đông bằng đôi xăng đan đế kếp nhẹ bỗng của mùa hè.
Vừa đi vừa nghĩ vẩn vơ tôi ra đến đầu làng Cudham lúc nào không rõ và thấy mình đứng ngay trước nhà thờ làng cổ kính. Nhà thờ St. Mary này với chiếc sân rộng, ba bên xung quanh ỉà nhà dân lợp ngói tạo nên một khu đất vuông thoáng đãng. Tôi đứng lặng nhìn màu trắng trong của đá xây nhà, một màu đặc trưng của những ngôi nhà ở làng quê Anh. Đó là loại đá nổi tiếng mà người Anh gọi là đá Painswick. St. Mary của Cudham cũng như nhiều nhà thờ ở các vùng quê khác thường xây bằng loại đá như vậy. Trên một vách đá vẫn còn giữ được mốc xây dụng: thế kỷ 15. Nó có một kiến trúc đầy ấn tượng với những bậc đá cao và dốc. Chính cái sân, chứ không phải bản thân cấu trúc nhà thờ đã đưa nhũng người yêu nhà thờ đến với dáng dấp Anh (England). Trong bốn góc của nhà thờ thì đã có tới ba góc là lối vào. Đó là chưa kể hai đường vào hai bên sườn trông như đường mòn. Vào khoảng thế kỷ thứ 18, dân làng thường hay trồng thông đỏ (yew-trees) dọc theo những con đường nhỏ này, tạo cho nó một dáng vẻ của thâm cung trầm lặng. Những con đường này đan xen, nối các góc của nhà thờ lại với nhau. Loại nhà thờ này có kiến trúc khác với kiến trúc Gô tích, vì nó thuộc dòng kiến trúc của thời đại George. Mọi nhà thờ ở Anh đều có những ngôi mộ bằng đá rất đẹp và tráng lệ. Có hai loại kiểu dáng mộ, một là kiểu mộ mặt bằng (table tomb, chest tomb) truyền thống, loại kiến trúc mộ coi trọng đường nét ngang; và hai là kiểu dáng mộ hộp chè (tea-caddy), loại kiến trúc mộ coi trọng đường nét thẳng đứng. Trong một số nhà thờ cổ khác còn thấy ghi lại hai thế hệ của một gia đình nổi tiếng về kiến trúc phần mộ: Josepth Bryan (1682-1730) và hai người con trai của ông là John (1716-1787) và Joseph (1718-1780).
Ngồi chơi hoặc đi dạo trong một ngôi nhà thờ ở Anh là một thú nhàn tản với hương vị vừa đắng vừa ngọt, mà người Anh gọi là "bitter-sweet experience". Cái vị ngọt có được là ở chỗ vẻ đẹp cổ kính của bản thân ngôi nhà thờ ấy và của những ngôi nhà bao vây quanh nó, cái đẹp của thiên nhiên màu sẫm, của cây cối và nét hoang dã, với sự tĩnh lặng và thanh bình khác hẳn với môi trường của thế giới hiện tại. Cái vị đắng của nó nằm trong những tấm đá phiến gợi lên tử vận của một con người.
Tôi cứ lùi dần ra xa để ngắm khung cảnh nên thơ ấy và hình như nó càng ngày càng sẫm đi. Tôi chợt giật mình khi nghe thấy mấy người nói lào xào và một lời cám ơn bằng giọng tiếng Anh Cockney "Thank ye". Ngoái đầu nhìn lại, trông dáng điệu đi đứng và cách nói năng, tôi đoán họ vừa mới ở "inn(quán rượu)" trong làng ra. Nói đến quán rượu là tôi đã thấy phấn chấn, cái phấn chấn của người vừa nhớ đến một hình ảnh mà mình yêu thích. Thời còn học ở Brighton, có lẽ tháng nào tôi cũng vui vẻ "nướng" khoảng một phần tư học bổng vào những cốc "guiness" trong 'pub' để được hưởng cái không khí không thể quên được ấy. Sir John Benjamin, một con người yêu ỉầng quê Anh một cách tha thiết, đã mở đẩu bằng bài thơ nổi tiếng của mình "The Village Inn (Quán rượu trong làng)" bằng câu
The village inn, the dear old inn, so ancient, clean and free from sin." (Quán rượu trong làng, quán rượu cũ kỹ mà thân thương, sao mà cổ kính, trong sáng và không tội lỗi).
Nếu như trên đất khách quê người, Hoàng Giác mơ màng nghĩ về quê hương của mình bằng hình ảnh "đồng lúa xanh thơm, êm đềm diều theo cánh gió; vang tiếng tiêu, ru hồn lúc chiều tà" thì Stuart khi xa đất Anh đã thốt lên rằng"...tôi không nghĩ lại có một nơi nào khác có thể so được với một pub của Anh, dù nó nằm trong khung cảnh nhà quê hay trong một khu phố nhộn nhịp của London".
Cái hấp dẫn của một pub không phải chỉ là cái cốc bia Anh (English ale) đầy bọt mà còn là cái không khí đáng yêu của nó nữa. Thật dúng như một người nào đó đã nói nếu rỡ bỏ pub đi thì nước Anh không còn là nước Anh nữa. Tôi cũng nghĩ như vậy và thích cái ý nghĩ đó tới mức khi nói đến pub tôi không muốn dùng từ 'quán rượu' để thay cho nó. Với tôi, quán rượu chưa phải là pub. Pub ngày nay chính là 'inn' ngày xưa.
Ở nhiều miền quê người ta vẫn giữ cái tên gọi 'inn'. Inn' của Anh rất độc đáo và đã sống trong lòng người dân Anh từ nhiều thế kỷ nay, từ những thời đại Saxon, khi đó chính từ 'inn'chỉ có nghĩa là một ngôi nhà công cộng (public house). Trong ŨỊỜi kỳ Roman người ta thường dành một khoảng trống đầu nhà với vài bụi thường xuân để bán rượu, và sau này ở một vài quán có thêm một bảng hiệu bàn cờ đam (draughtboard/ checquerboard) để báo cho khách biết trong nhà có chỗ chơi cờ vua (chess) và các trò chơi khác.Rất nhiều sự kiện đáng ghi nhớ ở nước Anh đã xảy ra trong bốn bức tường của ngôi nhà công cộng, nơi được sử dụng như một toà án, chỗ bán đấu giá, phòng mổ, bưu điện, và nhà hát. Đây cũng chính là nơi cung cấp chỗ nghỉ và giải khát cho khách vãng lai và cả người dân địa phương nữa. Ngày nay trong pub còn có trò chơi ném tên gọi là 'darts'. Thật là hay và ngộ nghĩnh khi xem các quý ông ngà ngà say, chân hơi loạng choạng ném tên vun vút ra khỏi mục tiêú.
Tên gọi các 'inn' không phải hoàn toàn võ đoán. Nếu biết được nguồn gốc của chúng thì thật là thú vị! Ví dụ ở Oxenhope, Yorshire có quán tên là "Bay Horse Inn". Thời xưa, ngựa là con vật thân yêu gần gũi với người dân, là hình tượng của nền nông nghiệp và vận tải Anh. Chính vì thế người ta thường lấy ngựa làm tên gọi cho inn của mình để gợi lên sự thân thương trìu mến của quán rượu đối với khách hàng. "Bay horse" là con ngựa có lông màu nâu, bờm và đuôi màu đen. Hình ảnh con ngựa này thường gây ấn tượng hơn nhiều so Với ngựa trắng, ngựa đen. Và thế là nó trở thành cái tên đặc thù của inn và pub trên đất Anh.
Tôi biết ở cuối làng có một pub nên lững thững đi về hướng đó. Bỗng nhiên có tiếng mưa lộp độp. Tôi vội chạy nhanh về phía cái pub mà tôi chưa vào lần nào từ hôm đến nhưng vẫn thấy quen quen. Vừa chạy đến sát hàng hiên thì mưa to. Tôi ngoái nhìn bàu trời trước khi đẩy cửa vào quán thì mắt tôi đập ngay vào cái biển ngồ ngộ: hình vẽ châm biếm một người đàn bà mũi dài, cổ có thắng một cỗ dây cương ngựa. Tôi nhớ lại ở St. Leonards, Sussex, gần nơi tôi học xưa kia cũng có pub treo biển như thế này.
Mặc dù bảng treo ảnh đầu ngựa là tín hiệu thông dụng của các pub, nhưng cũng có nơi người ta thay đầu ngựa bằng đầu "nag", lấy tên quán rượu của mình là "Nag's Head". Nhìn kỹ thì đó là đầu một người đàn bà. Nguồn gốc ỉà như thế này. Vào thời trung cổ Anh, người ta thường "thắng cương của mụ la sát" vào người đàn bà có tính hay rầy la chồng, với hy vọng làm cho mụ ta thay đổi thái độ. Pub có vẻ thiên vị đàn ông một cách đáng yêu.
Giở lại sử sách của pub ta thấy một con người nổi tiếng, Cannon Kyle, một vị linh mục, một chủ quán inn ở Carlton-in-Cleveland. Ông đã sống ở đây 49 năm và mất vào năm 87 tuổi, năm 1943. Trong 49 năm thời đó ông đã kiên trì với ý tưởng thế nào là một pub, một ý tưởng đi trước thời đại nhưng được công nhận cho đến ngày nay. Chính cái không khí của pub trên đất Anh này có được là nhờ ở Cannon Kyle. Quán "The Fox and Hounds" của ông đã thực hiện được chức năng xã hội hữu ích là trở thành một nơi gặp gỡ vui vẻ cho toàn cộng đồng, nhưng không mở vào ngày chủ nhật. Inn là nơi mọi người được đón tiếp như nhau, kể cả những người chỉ đến để uống một chai "pop" (một chai chất uống không có ga), hoặc đến để ăn một cái gì đó, uống một chén nước chè. Ông cho rằng một inn (a country inn) không phải chỉ là nơi uống rượu, và nó phải được đặt vào tay một ông chủ quán không chỉ thuần tuý kiếm lời. Quả thật Cannon Kyle đã dùng số lời kiếm được, cùng sự đóng góp của bạn hữu xây dựng ngôi nhà thờ duy nhất cho Calton-in-Cleveland. Bằng tiền riêng của mình ông đã xây một trường học, một phòng đọc sách và vui chơi cho dân làng. Và trong chính "The Fox and Hounds" của ông, ông đã chủ trì một câu lạc bộ thanh niên (youth club), một trong những câu lạc bộ thành lập sớm nhất ở Vương Quốc Anh.
Quanh quẩn tôi đã ở Cudham được gần nửa tháng. Dù miền quê ấy hấp dẫn tôi bằng ngôi nhà thờ cổ kính, bằng cái pub đượm không khí thời Cannon, thì cũng đã đến lúc tôi phải ra đi. Tôi quyết định đến khu rừng Sherwood, khu rừng của Robinhood ngày xưa. Tôi thích rừng lắm. Người ta thường nói biển bao la. Đúng vậy. Đứng trước biển cái bao la ấy mở rộng ngay trước mắt làm cho mình cảm thấy mình nhỏ bé hẳn đi. Tuy nhiên tôi không cảm thấy hoà mình vào trong biển cả. Đứng trước cửa rừng, tôi luôn luôn cảm thấy rờn rợn trước một con đường hun hút, cảm thấy như bị các hàng cây quấn chặt lấy mình như con trăn. Nhưng một khi đã bước vào rừng tôi lại thấy rừng bao la và hoà mình ngay vào được cái bao la ấy.
Tôi về nghỉ trong một túp lều nhỏ trong rừng Sherwood. Trước cửa rừng có một khu đất trống dành cho Hướng đạo sinh cắm trại (scout camp site). Ngay trên đường vào khu đất này có một bức tượng Robinhood đang giương cung gợi cho ta một thời oanh liệt của nước Anh. Khi tôi đến Đoàn Woodcraft Folk cũng đang có trại ở đây. Túp lều của tôi ở sâu trong rừng hơn. Đêm đêm đi qua một vài túp lều khác tôi hình như vẫn nghe thấy tiếng nói chuyện rì rầm của nghĩa quân Robinhood. Một hôm tôi đang đi dạo thì nghe thấy tiếng nói chuyên phát ra từ một túp lều. Tôi bước vào trước sự ngạc nhiên của mấy người đàn ông. Họ đang ngồi nói chuyện gẫu sau một ngày làm việc. Mới đầu phải khó khăn lắm tôi mới nghe hiểu được vì họ nói tiếng Anh với giộng địa phương miền trung du. Những người này từ Birmingham tới, giọng nói khác nhiều so với tiếng Anh chuẩn tới mức khi bông đùa chế riêu người ta hay bắt chước giọng nói hoặc từ địa phương của Brumijum (giọng địa phương gọi Birmingham), mặc dù nó tồn tại song song với các thứ tiếng Anh địa phương khác, kể cả giọng Cockney của London, giọng "Black English" của cộng đồng người da đen (Black Country) mà nghe ra tưởng là một ngôn ngữ khác. Thế là không công bằng vì ông cha ta đã nói 'chửi cha không bằng pha tiếng'. Nhưng nó thế thì đành thế vậy. Nghe một lúc tôi phát hiện ra rằng ở đây người ta gọi 'canal' (kênh, lạch) là 'cut'; âm /ai/ thì đọc chệch thành /oi/, vì thế 'life' đọc thành /loif/.
Tôi bước vào căn lều mà không bị đuổi ra hay lạnh nhạt chính vì người Brummy rất quảng đại trong giao thiệp, dễ dàng chấp nhận người lạ. Tôi nhớ lại câu chuyện của William Hutton về lần đầu tiên ông đến Brumijum vào năm 1740. Lúc đó ông đang đứng ở góc phố Philip. Bỗng nhiên có hai người đàn ông đến và nói rằng trông bề ngoài khổ sở của ông, với đôi giày bụi bậm, họ đoán ông đang trong hoàn cảnh khốn đốn, không tiền, không bạn, và họ mời ông một cốc bia bằng một câu rất lịch sự và thân mật. "If you choose to accept a pint, it is at your service"(Nếu ông chấp nhận một pint' bia thì chúng tôi xin mời ông); và họ đưa ông đến pub "The Bell", rồi sau đó còn giúp ông tìm được chỗ ngủ chỉ có 'three halfpence (ba nửa xu)' một đêm. Cái lòng tốt ấy không những thể hiện ở thái độ củả người dân Brummy mà còn ở cả giọng nói của họ nữa.
Đang nghĩ ngợi thì có người hỏi tôi "Wot d'you want, bab? D'you want some rocks?". Tôi ngạc nhiên quá. Sao anh ta lại gọi mình là 'bab' (cậu bé bé bỏng), và sao lại hỏi mình có muốn ăn 'đá' không. Thấy tôi ngẩn người ra, anh bạn vừa hỏi chợt hiểu ra, cười phá lên giải thích: 'bab' là cách xưng hô thân mật, còn 'rocks' là kẹo. Anh ta đưa cho tôi một miếng sô cô la và nói "It's a good kind/koin/, I must say /mơsăi/.
Vừa đưa kẹo cho tôi anh ta vừa đứng dạy chào một người "Tara abit!". Tôi lại ngẩn người ra một lần nữa. Anh chàng rậm râu ngồi cạnh tôi vẽ câu chào xuống đất và nói nó có nghĩa là "Good bye for now". Cứ như vậy tôi ngồi bên mấy người dân Anh vào buổi tối thanh bình ấy, cố tìm cách hoà mình vào câu chuyện.
Một lúc sau tôi hỏi Fenton ngồi cạnh tôi bằng giọng Brummy mà tôi vừa học được "Wot's gewin' on in the woods?". Anh ta cho tôi một tràng. "An' sow loif guz placidly on until this rewral existence is rewdly interruptid by William's blastid civil sairvants oov cum to count the villeins an'd measure the arable an' foind a wood arffa moil lung an' two fairlungs broad."
Có lẽ trong cuộc đời dạy và học tiếng Anh của tôi tôi chưa bao giờ thấy choáng như lúc này, thấy mất lòng tin và nghi ngờ khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của mình. Thôi thì lại giở cái lý sự của người đi học. Hỏi lại. Yêu cầu nói chậm và giải thích. Fenton cũng giật mình mà trả lời, vì anh ta không nghĩ là tôi không hiểu. Tôi rút ra được mấy nguyên tắc sau đây. Người Brummy đọc ai thành oi (laif thành loif), ou thành u (goes thành guz), u thành ew (rural thành rewral), ơ thành air (servant thành sairvant), o thành ar (born thành barn), và ă thành o hoặc u (come thành cum). Và thế là thoát. Hiểu được rồi. Ta có thể đọc câu trên như sau "And so life goes placidly on until the rural existence is rudely interrupted by William's blasted civil servants who've come to count the villeins and measure the arable and find a wood half a mile long and two furlongs broad. (Cuộc sống ở đãy trôi đi bình lặng, nhưng rồi cái vùng nông thôn yên ả này bị bọn người của William làm náo loạn. Chúng đến như một bọn người tội lỗi, đo đất canh tác và phát hiện ra mảnh rừng dài nửa dặm, rộng hai phơ-lông)
Câu chuyện cứ trôi đi như vậy, thỉnh thoảng có người nói một câu ý nhị làm mọi người ngẩng cả lên cười vui vẻ. Đó là tính "u-mua" của người Anh. Nó làm cho câu chuyện không tẻ nhạt. "U-mua" không có nghĩa là kể chuyện tiếu lâm. Tôi nhớ đến một thời kỳ ở ta bệnh kể tiếu lâm lây lan mạnh lắm. Người người kể tiếu lâm. Người kể thì cứ rũ ra cười mà người nghe thì rặn ra mà cười.
Nhóm người trong lều thích nghe tôi nói chuyện vì được nghe những chuyện ngỗ ngộ, những câu chuyện như ở một nơi vừa văn minh vừa hoang dã, và như họ nói, lại được kể bằng cái thứ tiếng Anh pha giọng ngoại quốc là lạ.
Trời mùa thu tối chậm, phải tới mười rưỡi đêm mới tối hẳn. Tôi đứng dạy ra về. Vừa ra đến cửa chào "Tara abit" thì một tiếng nổ như sét. Tôi thấy mũi tên của Robinhood chạy vụt qua cắm chặt vào gốc cây ngay bên cạnh tôi trong ánh lửa xanh lét. Tôi cứ, thẳng tiến, dẫm lên lá cây nhớp nháp. Tôi nhìn thấy bên đường cách tôi không xa, một nhóm người đeo cung tên ngồi nói chuyên bên bếp lửa. Đi thêm một quãng tôi rõ ràng nghe thấy tiếng nước chảy, nhưng tối quá không nhìn rõ. Chỉ đến khi có cảm giác nước ngập đến bụng chân tôi mới biết mình đang lội qua dòng nước. Xa xa tôi lại nhìn thấy một đám người đứng ngồi lộn xộn, nói chụyện ồn ào, mặc áo xoè quần chẽn (chắc là màu xanh, nhưng vì tròi tối quá tôi chỉ nhìn thấy một màu xẫm) như trang phục của nghĩa quân Robinhood. Hình như họ đang nướng thịt hươu, nai hay lợn rừng gì đó. Tôi thoáng ngửi thấy mùi thơm. Đứng lại định thần một lúc tôi mới nhận ra rằng mình đi lạc đường. Cũng chẳng có cách nào khác, tôi tiến lại phía đám người kia. Trông thấy tôi họ thản nhiên như không, hỏi "Anh muốn gia nhập à?". Tôi bắt chước giọng Brummy nói "Wot yow spowk?" Mấy anh chàng Nottingham này phá lên cười, bảo tôi là "Brumode" (kiểu Brummy), nói như đọc "Brumerick" (vần thơ trào phúng Brummy). Một anh chàng trẻ tuổi nắm tay tôi kéo ra chỗ trống, trước mặt là một cái bia gắn vào gốc cây. Anh ta bảo tôi một câu gì nghe như "sột sột". Tôi đoán ra là anh ta bảo tôi bắn. Thì bắn. Tôi giương cung bắn ba phát mà không thấy bia rung, lá cây rừng cũng không động đậy. Tuy nhiên cả bọn người đó vui vẻ nói "Yow see, many dow loik yow (Anh biết đấy, nhiều người cũng như anh thôi)". Trước khi chia tay họ cho tôi một giấy chứng nhận được gia nhập nghĩa quân Robinhood.
Tôi vòng trở lại theo đường vòng cung và về đến lều ngủ một giấc ngon lành. Sắng hôm sau còn đang mơ màng tôi nghe thấy tiếng ai đọc to mấy vần thơ của Leslie Paul với một giọng lanh lảnh kéo dài hô trời sáng để đánh thức mọi người như tiếng chàng mõ giao canh thời Càn Long.
All ye who dwell within this camp, give ear.
Awake, Anie!
For the earth has cast off the black mantle of night.
And is arranged in the bright garment of the day.
Awake, Anie!
(Hỡi ai trong khu trại này, xin hãy lắng nghe.
Dạy đi thôi, Anie!
Vì trái đất đã vén màn đêm đi
Và khoác lên mình chiếc áo choàng sáng lạn của ban ngày.
Dạy đi thôi, Anie!)Cứ mơ mơ màng màng với tiếng gọi xa xưa văng vẳng ấy tôi dần dần tỉnh dạy trong nắng vàng của mùa thu Anh quốc. Người ta bảo thời tiết nước Anh thay đổi luôn. Trong một ngày có cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mấy ngày sống trong rừng Sherwood tôi đã thấm hơn điều đó. Sáng dạy đi ra khỏi lều trời mưa rả rích, một lúc sau nắng to làm tôi phải cởi áo ngoài ra cho đỡ nóng. Thế rồi khi tôi đang thưởng thức tiếng chim rừng thì bỗng dưng trời đổ mưa to làm tôi ướt đến tận da (wet to the skin) theo như người Anh nói. Mưa rừng tạo cho tôi một cảm giác sảng khoái cho đến khi tôi cảm thấy rùng mình vì trời trở lạnh. Tôi vội choàng áo vào, người nóng ran như muốn sốt.
Điều tôi thích nhất là sống trong rừng sâu cách xa xã hội văn minh, cách xa mọi phương tiện bảo vệ mà tôi không hề có cảm giác lo lắng. Điều này không
phải ở đâu cũng có được. Ở đây sự văn minh nằm ngay trong lòng miền đất hoang vu. Những đêm ngủ lều như thế này, tôi thích nằm ngửa mặt lên trời ngắm nhìn sao, trầm lặng, không ghi nhớ cái gì, không đặt ra câu hỏi nào. Cứ thế, và tôi thiu thiu ngủ.Ngày hôm sau tôi lên đường đến thành phố Brumijum, ở lại nhà người bạn cũ, Kate Palser, cuối đường Manson Garden. Vào một đêm Kate và tôi cùng đến pub "The Ship" theo lời hẹn của mấy người bạn xưa. Vẫn không khí ấy. Vẫn ngồi nói chuyện tầm phào bên chiếc bàn dài ghép bằng những thanh gỗ thô. Vẫn lần lượt từng người đứng dậy lấy bia. Đến lượt Annette "Tôi lấy bia cho bạn nhéM. Tôi ngẩng lên nói "Guiness cho tôi" thì bỗng nhiên nhìn thấy mảnh trăng ngay trên đầu. Tôi chợt nhớ đến "một mùa thu trăng sáng, sao nở như hoa". Annette nhìn tôi nói "Hình như anh có cuộc hẹn hò nào chăng?" Annette nói đúng. Sau mỗi chuyên đi tôi đều có lời ước hẹn của mùa thu nắng ấm quê hương.
Birmingham 8-2001
-
-
-
Hỏi
Thưa thày, Green Fields là một trong những bài đầu tiên của chương trình Sing to Learn do thày thiết kế. Vậy thày có thể cho chúng em biết điều gì đã đưa thày đến với bài hát đó?
NQHTrước hết là vì tình yêu đồng nội của tôi. Phải nói tuy tôi sống ở đô thành nhưng tôi thích đồng quê lắm. Bài hát nói đến nhũng cánh đồng cỏ trải dài, đến nắng vàng hôn nhẹ lên màu xanh của đồng cỏ. Chúng ta yêu lũy tre làng như thế nào thì người dân Anh, Mỹ yêu cánh đồng quê hương của họ như vậy.
Hỏi
Thưa thày, lũy tre làng Việt Nam hình như luôn luôn bao bọc gìn giữ nghĩa tình và cuộc sống của người nông dân Việt Nam. Thế còn những cánh đồng cỏ xanh bao la của nước Anh, nước Mỹ có ý nghĩa gì đối với họ?
NQHĐồng nội có cái đẹp huyền diệu của nó, và cánh đồng xanh vừa là cuộc sống, vừa là tình cảm của người nông dân.
Các em biết đấy, ví dụ như ở Anh là nước có tỷ lệ cánh đồng cỏ (grassland) cao nhất so với Châu âu (trừ Cộng hoà Ai-len). Ví dụ Hạt Kent ở England được mệnh danh là "Khu vườn của nước Anh (the Garden of England)".
Vùng xanh nổi tiếng ở Vương Quốc Anh là Miền Tây (The West Land). Rồi đến miền Tây của nước Mỹ cũng tràn đầy những cánh đồng cỏ bao la. Có nhiều nhà văn nhà thơ Anh, Mỹ đã có những tuyệt tác ca người quê hương đồng cỏ của mình. Tôi nhớ nhà thơ nổi tiếng John Masefield, một nhà thơ Anh lưu lạc xa quê gần như cả cuộc đời, đã có bài thơ bất hủ về quê hương Miền Tây của ông. Bài thơ làm rộn lên tấm lòng thương nhớ cánh đồng xanh với làn gió ấm. Ông bắt đầu bài thơ bằng câu:
"Có bao giờ tôi lắng nghe làn gió ấy
Mà không đầy nước mắt"I never hear the west wind,
but tears are in my eyesCác em hãy cùng tôi thưởng thức cái đẹp của những cánh đồng xanh qua một trích đoạn thơ "Ngọn gió miền Tây (The West Wind)" của nhà thơ John Masefield, rồi chúng ta sẽ bàn đến cái tình trong bài hát "Đồng xanh (Green Fields)"
Ôi, mảnh đất miền Tây,
Mảnh đất của tấm lòng trìu mến,
..........
Ở nơi đố có cỏ xanh mát rượi,
Cố những người thân thương nằm trải dài bãi cỏ,
Có loài chim hét nhạc ca vang,
Như tiếng sáo chiều thổi lên từ tổ ấm.
..........
It's a fine land...
There is cool green grass there
where men lie at rest
And the thrushes are in song there,
fluting from the nest
..........
Hỡi chàng trai! Lá ngô đồng đã xanh, thỏ non luồn lách,
The young corn is green, brother, where the rabbits run,
..........
Hỡi chàng trai! Chim sơn ca bắt đầu ca hát trên mảnh đất miền Tây,
Tiếng ca vang vọng trên cánh đồng lúa mì xanh tươi.
...Larks are singing in the west, brother, above the greerị wheat
..........
Con đường trắng về Tây, con đường ta đi
Đến với đồng cỏ xanh mất rượi,
Cho trái tỉm ta chìm trong yên ắng.
The white road westwards is the road I must tread
To the green grass, the cool grass, and rest for heart and head,Hỏi
Thưa thày, tình yêu đồng cỏ xanh của người dân Anh chẳng hạn, theo như em được biết, nó còn gắn bó với nghề nuôi cừu, phải không ạ?
NQHEm đã nói đúng rồi đó.
Tác giả bài hát cũng không nói cụ thể đến cánh đồng cỏ nào. Nhưng lại bộc lộ rất rõ sự luyến tiếc, ngậm ngùi khi những cánh đồng kia biến mất khỏi thung lũng. Cái lúc mà đồng cỏ biến đi thì cũng là lúc mà người nông dân cảm thấy có một luồng gió lạnh thổi vào tận đáy lòng của họ.
Gone from the valleys
Gone with the cold wind that swept into my heartSự đau khổ và thương nhớ ấy làm chúng ta nhớ đến một thời kỳ mà người nông dân Anh bị đẩy ra khỏi đồng ruộng của họ. Vào thế kỷ thứ 16, dưới thời Henry VII, khi nước Anh mở rộng buôn bán sang Châu Âu, đặc biệt là vải vóc thì đất đai bị khoanh vùng để nuôi cừu cung cấp len dạ cho xuất khẩu. Nông dân bị đẩy ra thành phố kiếm công ăn việc làm. Cái nền kinh tế ấy đã tước đi của họ cánh đồng cỏ xanh.
Vào thế kỷ thứ 18, ở England sự lớn mạnh của phương thức sản xuất, cùng với kỹ thuật tiên tiến trong nông nghiệp đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nếp sinh hoạt hàng ngày đã có từ thời ngoại xâm Anglo-Saxon. Những vùng đất chung thuộc làng xã, trước đây mọi người được tự do sử dụng để chăn nuôi từ thời Anglo- Saxon thì nay biến mất vì các chủ đất có quyền thế sát nhập đất thành những trang trại lớn. Ngày nay còn lại một số đất chung này, người Anh giữ làm công viên, thường gọi là "the common". Một lần nữa hàng trăm nghìn nông dân bị đẩy ra thành phố (phần lớn ở Bắc Anh), những thành phố trở thành trung tâm công nghiệp của Anh.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp (Industrial Revolution) tuy công nghiệp phát triển nhưng hình ảnh công nghiệp luôn luôn quện với hình ảnh miền thôn dã. Những cánh đồng cỏ hoang và đầy gió, một khung cảnh đã tạo ra tác phẩm nổi tiếng của Emily Bronte "Trên cao gió lộng (Wuthering Heights)", một thế giới như có vẻ tách biệt khỏi thế giới công nghiệp ồn ào và bụi bậm, thì lại ở ngay đầu một con đường của thành phố công nghiệp, như ở Bradford.
Trong bài hát tác giả đã nói đến một tình cảm đậm đà về cánh đồng cỏ xanh. Đối với những người đã từng sống với đồng cỏ thì đồng cỏ ấy là một phần tình yêu vĩnh cửu của họ. Một đôi tình nhân đi dạo trên đồng cỏ thì trong mối tình ấy có cả đồng cỏ nữa. Các em nghe mà xem.
Once there were part of an ever-lasting love. We were the lovers who strolled through green
Hỏi
Vâng, rõ ràng ỉchi hát lên, chúng em nghe rõ sự luyến tiếc, sự ngậm ngùi và cái giai điệu của bài hất làm tôn thêm sự thương nhớ ấy.
NQHCảm súc của các em sẽ lớn hơn khi thấy hết cái đẹp của đồng cỏ xanh
Nơi đây đã từng có đồng cỏ xanh
Mà nắng vàng nhẹ hôn lên má.
Đã từng thấy dòng sông chảy qua miền thung lũng
Once there were greenfield kissed by the sun
There were valleys where rivers used to run
Đã từng cố trời xanh và mây trắng lũng lờ.
Once there were blue skies with white clouds high aboveVà bỗng nhiên tất cả những điều đó biến đi. Làm sao người nông dân không bàng hoàng được.
Tôi chỉ biết rằng chẳng còn gì cho tôi nữa
Chẳng còn gì trên thế giới bao ỉa này dành cho tôi
I only know there's nothing here for me
Nothing in this wide world left for me to seeTuy nhiên, đọc kỹ lời của bài hát các em sẽ thấy một tình cảm rất lạc quan. Nó thể hiện tình yêu vĩnh cửu, "everlasting love". Mà đã là vĩnh cửu thì không bao giờ nó mất đi trong lòng họ. Họ tin rằng sự chờ đợi sẽ mang trả lại cho họ cánh đồng cỏ xanh.
Hỏi
Thưa thày hình như tác giả nhân cách hoá cánh đồng cỏ thân thương của họ?
NQHĐúng thế. Tác giả đã dùng từ xưng hô "you". Nhưng cái hay của bài thơ, bài hát là ở chỗ, từ "you" trong nội dung ấy, cũng như văn cảnh đó không hẳn chỉ là cánh đồng xanh, mà nó còn là người yêu đồng cỏ ấy nữa, và cũng là người mà ta yêu, ta thương nhớ...
Tác giả nói là: Anh không hiểu điều gì đã làm em ra đi. Từ "you" ở đây rõ ràng là xưng hô với cánh đồng cỏ xanh.
I never know what made you run away
Nhưng rồi sau đó là lời hẹn hò: "Anh sẽ chờ đến ngày em hiểu rằng hạnh phúc không đến với em khi trái tim em còn dong duổi." thì từ "you" lại có vẻ như
nói với người mình yêu, người đã cùng mình lang thang trên cánh đồng cỏ xanh bao la.I'll keep on waiting until the day you learn
You cant be happy while your heart is on the roamCuối cùng là một lời nhắn nhủ:
Hãy đưa trái tim ấy trở về đi, về với đồng cỏ, về với anh.
You can't be happy until you bring it homeTuy là một lời nhắn nhủ, nhưng hình như nó vừa nhắn nhủ người ra đi hãy trở lại, vừa muốn nhắn cánh đồng xanh hãy đến với những người yêu thương nó, nhắn người thương yêu đồng cỏ hãy tìm đến với đồng cỏ.
-
-
-
Vào một buổi chiều cuối thu nhàn hạ tôi ngồi ở sân ngắm mấy con cá vàng lượn lờ qua khe núi nhìn mấy quả ngâu già nâu đỏ rơi tõm xuống bể để làm toé lên một chùm tia nước, bỗng tôi nghe văng vẳng đâu đó bài "Người Hà Nội " của Nguyễn Đình Thi. Tôi thích bài hát này lắm, trước hết là vì cái tên của nó. Cái tên ấy, nếu tôi nhìn thấy tờ báo Người Hà Nội thì hình ảnh phố phường nhộn nhạo mà hàng ngày tôi đắm chìm trong nó cứ nhảy múa trước mắt tôi. Nhưng nếu tôi nghe thấy giai điệu Người Hà Nội kia thì một hình ảnh gì đó xa xưa, hồn nhiên và trong trắng lại ào đến với tôi, mặc dù nó không dừng lại được lâu vì ngay sau đó tiếng thì thầm "Người ra đi đầu không ngoảnh lại. Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy" tạo cho tôi một cảm giác sự hồn nhiên trong sáng ấy đang đi xa xa mãi. Có một giây phút như bây giờ, tôi muốn đuổi theo nó.
Tôi đứng dạy lững thững ra cửa. Đi giữa đường phố Nam Ngư không thấy nhà cửa cao tầng, khách sạn, hàng ăn, mà chỉ thấy mờ mờ lớp lớp những ngôi nhà một tầng mái ngói dẫn tôi ra đầu phố Hàng Lọng. Quay nhìn bên trái tôi thấy cả một đoàn quân về giải phóng thủ đô. Tôi len lách, nghiêng ngó qua đám đông ồn ào nhiệt huyết, nhưng không nhìn rõ lắm những người anh hùng ấy. Tôi quay trở lại đầu phố. Bên kia đường là nhà bánh Hợp Hưng. Nói đến nhà này tôi nhớ ngay cô gái Hợp Hưng, cái tên mà chúng tôi quen gọi. Định quay về thì bỗng xịch bên cạnh tôi một ông già đang lúi húi lắp xích chiếc xe đạp cà tàng. Nhìn kỹ hình như là anh Bích hồi nào. Đúng. Tôi không thể quên được khuôn mặt ấy dù là năm tháng đã làm cho nó già cỗi đi. Chiều nào cũng thế, cứ vào độ tan giờ học chúng tôi lại thấy phía đầu Phan Bội Châu tà áo trắng cô Hợp Hưng lướt vào phố, phía sau bao giờ cũng là anh Bích. Nhưng chiếc xe phản chủ cứ sắp bắt kịp cô nữ sinh Trưng Vương nó lại tuột xích. Và chiều nào chẳng thế anh Bích vừa cúi xuống lắp xích, vừa nghiêng đầu ngẩng lên nhìn bóng nàng trên gác nhà Hợp Hung, chép chép miệng thở dài. Những mối tình si như thế còn đâu nữa. Không hiểu sao cứ mỗi lần nhớ lại chuyện anh Bích là tôi lại mường tượng ra cảnh Bet-tô-ven đi dạo dưới trăng, rẽ vào khu phố nhỏ, ngẩng lên nhìn cô gái đánh đàn dương cầm trên gác cô đơn để rồi bản sô-nát dưới trăng bất hủ ra đời.
Hà Nội ngày xưa ấy rất đơn sơ, thanh bình, và ắng lặng. Nó tạo cho tôi một cảm giác mênh mông mỗi khi ra đường phố. Nếu ngày nay chỉ dăm mười phút là đến Voi Phục thì ngày ấy là cả một cuộc hẹn hò. Mỗi tháng chúng tôi tổ chức hoặc đi Bách Thảo hoặc đi Voi Phục một lần. Chuyến đi nào cũng mất hàng tuần chuẩn bị, nào là bánh mì, nào là hộp đường, nào là nước lọc. Bách Thảo với Núi Nùng trong tuổi thơ của chúng tôi cao vời vợi, làm cho bộ óc con trẻ luôn luôn tưỏng tượng ra con hổ nhớ rừng đang "bước chân lên dõng dạc đường hoàng" trong "tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi". Sự đơn sơ, thanh bình, ắng lặng và mênh mông ấy vẫn còn mãi với tôi cho đến khi lớn hẳn. Tôi nhớ sau này mỗi lần nghỉ hè từ Cao Bằng trở về, tôi thường hay xuống tàu vào buổi tối. Ra khỏi Ga Hàng Cỏ cảm giác ưa thích của tôi là đứng lặng nhìn phố Trần Hưng Đạo thẳng tắp một dãy đèn vàng , rồi cứ giữa đường mà đi dọc theo phố ấy trong tiếng rơi xào xạc của lá rụng lúc đêm khuya; kèm theo những luồng gió nhẹ thỉnh thoảng đẩy những chiếc lá vàng chạy ùa theo nhau là là trên mặt đất.
Trong những giây phút này hình như linh hồn Hà Nội trỗi dạy để hoà vào tình yêu đất mẹ của tôi, để sau này có lần khi sự nghiệp đã thành tôi đến với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội mà nói rằng hãy cho tôi một cơ hội làm điều gì đó cho quê hương.
Vào những ngày đầu thu hàng năm tôi cắp sách tới trường trên phố Sinh Từ trong mùa khai giảng. Cái cảm xúc lắng đọng trong lòng tôi là những giây phút tay đút túi quần đi qua vườn cây đầy lá rụng để vào sân trường như trong bài thuộc lòng tiếng Pháp nói về cậu trò nhỏ lưng đeo cặp sách đi qua Vườn Lúc-Xăm-Bua dẫm chân trên con đường nhỏ đầy lá vàng mùa thu. Hình ảnh ấy cho tôi cái cảm giác cô đơn mà tôi hằng ưa thích. Tôi chỉ thích tạo ra cảm giác này bằng cách buổi học nào tôi cũng cố tình vào chậm vài phút, treo mình trên cành cây trong sân trường vắng lặng, thưởng thức cái luồng lành lạnh chạy dọc sống lưng, rồi đọng lại ở bụng; và thế là tôi nhảy phốc xuống chạy nhanh vào lớp trước khi thày xuất hiện.
Cái cảm giác lạnh sống lưng ấy còn làm chúng tôi thích thú với trò chơi rủ nhau lên phố Tràng Tiền, đưa nhau vào ngõ ngách, bịt mắt lại để tìm đường ra. Tôi thích nhất cái giây phút bị bỏ lại một mình, không nhìn thấy gì nhưng ngõ phố cứ hiển hiện rõ ràng từng khúc từng khúc trước mắt tôi. Vì tôi là người Hà Nội mà. Cảm giác lạnh sống lưng còn đến với tôi trong những giây phút trèo lên cây si bên ven Bờ Hồ trong Đền Ngọc Sơn đu từ cành nọ sang cành kia như người rừng Tazan để rồi rơi tõm xuống nước ho sù xụ.
Ngày này qua ngày khác mỗi bước tôi đi trên phố phường Hà Nội lại để lại một đốm sáng của cuộc đời. Tôi vẫn nghĩ những kỷ niệm tản mạn này làm nên tâm hồn Hà Nội của tôi. Có một lần tôi vô tình bắt gặp hai câu thơ của Nguyễn Khôi nói về tình yêu đất quê của thày giáo thủ đô lên dạy học miền Tây Bắc.Tôi vội chạy ngay ra đầu Bác cổ, leo lên đê và định ào xuống bãi sông Hồng, lũng thững cầm chiếc que dài huơ huơ trên bãi cát, hưởng lại cái luồng gió mùa thu mát dìu dịu thổi trên sông làm bay lên từng đám cát mỏng đây đó. Cái gió Sông Hồng này thấm dần trên da thịt người Hà Nội qua nhiều năm tháng tạo nên một nỗi nhớ da diết rất Hà Nội. Và nếu ai chỉ một lần đi dạo mát trên bãi sông thì không sao có nổi.Đất Phong thổ thu sang rừng đổi sắc,
Lại nhớ sao cái gió Sông Hồng
Cái gió Sông Hồng hình như cũng làm cho những kỷ niệm của người Hà Nội, những con người sống trong vòng tay con sông ấy, khó phai nhạt dù là những hình ảnh xa vời của tuổi ấu thơ. Ngày nay mỗi khi nhìn lại bộ quần áo dạ đen tôi mặc đi học trường dòng hồi còn nhỏ, tôi vẫn nhớ như in cái buổi bị cha phạt quỳ tụng kinh vào giờ ra chơi, chỉ vì tôi đã nói tiếng Việt. Lại cái cảm giác cô đơn ấy đến với tôi khi quỳ trong giáo đường mênh mông. Tôi cũng không còn nhớ tôi đã cầu nguyện điều gì, chỉ nhớ rằng một vài năm sau đó bố tôi không cho theo học trường dòng Puy-gi-nhi-ê ấy nữa vì sợ rằng đẻ ra con người Việt, sống trên đất Việt mà suốt ngày xì xồ tiếng Tây, sống như một chú Tây con. Và thế là tồi ra trường ta. Giá như bố tôi còn sống cho đến ngày nay thì chắc ông cũng mỉm cười khi thấy tôi suốt ngày vẫn xì xồ tiếng Tây nhưng tấm lòng vẫn rất ta.
Lang thang quanh phố một hồi tôi thấy hơi đói bụng. Trên đường về tôi nghĩ đến bữa cơm bà ngoại thường nấu cho chúng tôi ăn. Bà ngoại tôi rất đẹp có cái dáng mảnh mai của tiểu thư Hà Nội. Tôi thích đứng xem bà chuẩn bị nấu một bữa cơm hơn là lúc ngồi vào ăn. Tôi thích được bà sai "Múc cho bà bát nước nào...Để nhúm hành này ra góc kia cho bà...Cháu có thích cắt cà-rốt không?" Bà tôi khéo sắp xếp lắm. Mọi thứ đều đứng xếp hàng trật tự trong tầm tay của bà trước khi nhóm lửa. Rất hãn hữu tôi mới thấy bà phải bước ra khỏi bếp trong khi nấu nướng. Mùi thơm của từng món bốc lên theo thứ tự, không mùi nào giống mùi nào. Tôi thích nhất món hạnh nhân. Cứ lần nào tôi nói rằng tôi thích món ấy là bà tôi lại khe khẽ bảo tôi "Cỗ mà không có hạnh nhân thì không thành cỗ Hà Nội đâu cháu ạ."Ông bà tôi thường ngồi ăn ở trên giường góc nhà. Tôi không thể nào quên được cái quạt trần bằng vải kéo tay. ông bà tôi ngồi vào mâm là mấy anh em chúng tôi tranh nhau kéo quạt, vểnh tai lên nghe ông tôi vừa nhâm nhi vừa chậm rãi kể sự tích con muỗi. Đã nghe biết bao lần nhưng lần nào nghe lại chúng tôi vẫn thấy như câu chuyện nghe lần đầu. Tôi chỉ thích nhất bao giờ ông tôi cũng kết thúc bằng một triết lý ngoài câu chuyện. "Các cháu thấy đấy ông không thích quạt trần điện Ma-re-li cánh gỗ của Ý, vì quạt trần của ông có những ba màu, mà các cháu cứ kéo mạnh lên đi nào, nó xua đi hết những thói xấu trong con người mình đấy." Chúng tôi tin ngay lời ông và thích lắm, nhiều khi còn tranh nhau móc dây vào chân mà kéo, đến nỗi ông tôi phải nhẹ nhàng bảo "Này! Nhè nhẹ một tí các cháu. Làm đứt dây là thói xấu lại quay về đấy." Có lẽ nhờ cái gió thoang thoảng êm dịu của cái quạt trần đặc biệt ấy, chúng tôi sống chân thật, trong sáng và nề nếp hơn. Có lần tôi và anh Vũ lén để dành năm hào ăn sáng mua một điếu thuốc lá Mê-li-a, chui vào chăn hút, những tưởng mình đã dấu diếm được mọi người, như con đà điểu rúc đầu vào bụi cây là tưởng không ai còn nhìn thấy nó được nữa. Bị bố tôi bắt được tôi và anh Vũ xám hối bằng cách ngồi kéo quạt trần một lúc để xua đi cái xấu.Nói đến anh Vũ, tôi phải nói đến nhóm ba anh em họ chúng tôi Vũ, Long, Hùng cùng lứa tuổi, ở cùng một phố. Tôi đã quen miệng nhắc đến thứ tự của chúng tôi rồi đấy. Anh Vũ khoẻ nhất, rồi đến anh Long, rồi đến tôi. Nhưng cứ khi nào đánh nhau là tôi phải xông trận trước. Nếu thua thì đến anh Long, và người cuối cùng xông trận là anh Vũ trước khi bị khuất phục. Ba chúng tôi đều đi Hướng Đạo Sinh, ở Đoàn Sói con Trần Quốc Tuấn. Trong hoạt động của nó có tiết mục mà chúng tôi ưa thích và tự hào: đó là môn võ vào sáng chủ nhật. Cứ khi nào đánh nhau thua chúng tôi lại hẹn đối thủ đến thứ hai đánh lại, vì hy vọng buổi tập võ chủ nhật sẽ cho chúng tôi những miếng đòn thần kỳ, chuyển bại thành thắng, để rồi lại thua tiếp và lại hẹn vào thứ hai tuần sau.
Cũng trong những năm tháng ấu thơ ấy, tôi đã "lấy vợ". Trong nhóm chơi cùng phố có cả chị họ tôi là Bích Liên ở cạnh nhà, người sau này trở thành ca sĩ nổi tiếng của nhũng năm 70. Tối tối cả bọn chúng tôi thường rủ nhau ra dưới ánh đèn phố Lý Thường Kiệt để bắt dế mèn và cà cuống. Khi trời đã tối đậm chúng tôi trở về và tổ chức đám cưới cho tôi và chị Liên. Mấy, chú dế mèn và mấy chị cà cuống bị buộc vào chiếc xe chở lợn đưa từ nhà tôi sang nhà chị . Khi vào tiệc cưới chúng tôi được phát mỗi người một con lợn làm bằng bánh bích quy, cổ đeo sợi chỉ đỏ. Mổ lợn nhấm nháp chúng tôi ai nấy đều nói sẽ sống với nhau đến đầu bạc răng long. Cũng chẳng hiểu lời chúc tụng ấy dành cho tôi và chị Liên hay dành cho tất cả, vì ai nấy đều tranh nhau nói cái lời mỹ miều vừa học được của người lớn. Tôi và chị Liên là mục tiêu để tiêu thụ món bánh con lợn, vì thế mà thỉnh thoảng lại phải cưới nhau một lần.
Mối tình trò chơi, ấy thế mà cũng nhớ nhớ nhung nhung. Có một lần theo bố tôi đi xa, tôi gửi về cho chị Liên vài bức thư tình ngộ nghĩnh. Bố tôi thường cùng bác Võ Anh Ninh và bác Như Lai đi chụp ảnh ở các tỉnh. Lần ấy khi đến Thanh Hoá, bỗng nhiên bác Ninh kéo tay tôi ra cột cây số phân định hai miền. Trong bức thư gửi về nhà tôi hồn nhiên kể "Chị Liên ạ, bác ấy kéo Hùng ra chỗ có cột cây số và bảo rằng đứng rạng chân ra nào. Bác cho cháu đứng một chân ở Bắc kỳ, một chân ở Trung kỳ, chị thấy có buồn cưỡi không? Bác còn bảo có khi cả đời chỉ được như thế một lần. Quả là như vậy, hàng mấy chục năm qua tôi chưa một lần trở lại. Hôm đó khi trở về tôi tặng cho chị một ngọn cỏ ngắt ở đấy. Cũng không ngờ rằng sau này khi khôn lớn chúng tôi còn tìm thấy ngọn cỏ ấy trong quyển vở tập làm văn nhàu nát.
Tất cả những điều đó thế mà đến nay đã hơn bốn chục năm. Trong những ngày tháng nâng chén hoàng hoa chia tay Hà Nội ra đi xây đắp sự nghiệp mà tôi hằng mong ước tôi có nhiều cơ hội gây lại cuộc sống mới trên một đô thành hoa lệ nào đó. Nhưng cứ mỗi lần một cơ hội nào đến với tôi thì tôi lại thấy Hà Nội ở trong lòng da diết, lại muốn trở về đi dưới ánh đèn vàng thẳng tắp trong "gió thổi mùa thu hương cốm mới", trở về làm một điều gì đó cho quê hương theo lời ước hẹn năm xưa.
-
-
-
Có một buổi tối cô cháu gái ngồi nhổ tóc bạc cho tôi hỏi: "Bác ơi! Trong cuộc đời đi học của bác, bác khâm phục nhất thày giáo nào?"Đây thật là một câu hỏi khó đối với nhiều người, vì trong cuộc đời ai mà chẳng học với vài ba chục thày cô giáo từ mẫu giáo đến tiểu học, trung học, đại học và sau đó nữa. Nhưng với tôi, tôi có thể trả lời ngay sau khi câu hỏi dừng lại: thày Đặng Chấn Liêu. Đây là người thày của thày các bạn trẻ học tiếng Anh ngày nay. Thày Liêu là người đầu tiên xây dựng quy trình đào tạo tiếng Anh trong trường Đại học ở miền Bắc (thời kỳ đất nước còn chia cắt hai miền). Thày cũng là một Việt Kiều yêu nước theo Bác Hồ về nước và vinh dự được tháp tùng đi dịch cho Bác trong cuộc viếng thăm 12 nước xã hội chủ nghĩa. Mỗi khi tôi đến môt nước nào, trông thấy ảnh người thày mình ở đó, lòng tôi lại xốn xang một niềm vinh dự được làm trò của thày. Tôi khâm phục và quý mến thày Liêu không những về độ sâu tiếng Anh mà còn cả về cách tư duy của thày nữa.
Điều đầu tiên phải nói đến là tính nhất quán của thày, trong cả việc sử dụng ngôn ngữ lãn phương pháp giảng dạy. Trong khi nói tiếng Anh hàng ngày tôi chưa bao giờ thấy thày pha tạp tiếng Anh và tiếng Mỹ, từ cách dùng từ cho đến cách phát âm. Sau này tôi được biết thày đã làm điều này một cách có ý thức. Tôi còn nhớ thày có một "tật" phát âm là từ "teacher"/'τι:shơ/ một cách rất nhất quán. Hồi đó bọn tôi thích tỏ ra giống thày và bắt chước cả "lỗi" phát âm ấy, để lại một dấu ấn cho đến ngày nay. Bốn năm học với thày buổi nào cũng như buổi nào, cứ thày Liêu lên lớp thì hoặc là "tiếng mẹ đẻ bị đuổi ra khỏi lớp học" (khẩu hiệu của phương pháp trực tiếp) hoặc chúng tôi bị đuổi ra khỏi lớp học. Chính sự nhất quán và kiên quyết này đã tạo cho chúng tôi khả năng tư duy bằng tiếng Anh khi nói tiếng Anh.
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, trường đi sơ tán ở Thạch Thất. Thày Liêu thường đi lại bằng chiếc xe máv Java thấp tè mà chúng tôi hay gọi đùa là "con la": Chiếc xe đã cũ rích nhưng vẫn còn rất tốt chạy đều trên đường phố. Nó cũ tới mức sau này nhà sản xuất xe Java của Tiệp đòi đổi cho thày chiếc xe mới tinh để mang về quảng cáo, nhưng thày không đồng ý. Trong đời tôi những lần đầu tiên được ngồi trên xe máy chính là những lần tôi được thày cho đi nhờ từ khu sơ tán về Hà Nội vào cuối tuần. Trong những chuyến đi ấy có biết bao câu chuyên nhỏ to giữa thày và trò. Nhưng tôi nhớ nhất là lần nào thày cũng bảo tôi: con người ta khôn ngoan láu lỉnh mấy cũng chẳng bằng trung thực. Và thày tôi còn nói: nếu chúng ta có tư tưởng (giáo học pháp) tiến bộ hơn một chút thì sẽ có ba con đường: một là bỏ mặc tập thể đấy mà đi trước nghiên cứu riêng cho mình, hai là chạy trở lại để gặp người chậm tiến hơn mình, và ba là đứng lại kiên trì với học thuyết của mình, thuyết phục họ và chờ họ cùng tiến đến với mình. Theo tôi biết thày đã chọn phương án thứ ba. Nói đến đây chắc các bạn sẽ nghĩ rằng những điều đó có gì đâu mà đáng ghi nhớ. Không. Một chân lý đối với người học tiếng là bản thân một câu nói phi tình huống giá trị không cao, nhưng khi năm trong một tình huống cụ thể nó sẽ bộc lộ hết giá trị về ý nghĩa của nó. Vào thập kỷ 60 ấy Khoa tiếng Anh của chúng tôi có cuộc tranh luận về phương pháp dạy tiếng. Một là cách dạy của Liên xô cũ, hai là cách dạy của thày Liêu (phương pháp trực tiếp). Phải nói một cách công bằng rằng Liên xô cũ khá mạnh về nghiên cứu cơ bản (phương pháp luận) nhưng đi vào thực tiễn giảng dạy thì chưa có một hệ thống kỹ thuật có hiệu quả. Thày tôi đã phải chịu đựng một giai đoạn khó khăn và thường nói đến lòng trung thực, nghĩa là hãy nhìn xem cái động cơ của cuộc tranh luận có thực sự là vì sinh viên của mình không.
Nỗi vất vả của việc kiên trì phương pháp trực tiếp trên đất Việt chỉ có ai đã sống qua thời kỳ ấy mới thấy hết được, một thời kỳ không có lấy một chiếc máy ghi
âm, cầu có đủ một bộ tranh dạy nói cũng không được, sách dạy tiếng chính cống của Anh chẳng thấy bóng dáng ở đâu và từ điển thì chẳng đào đâu ra mà có. Lòng kiên trì của thày thể hiện bằng những giọt mồ hôi của thày chảy trên giờ học: không ai được nói tiếng mẹ đẻ trong lớp, nhưng ai cũng phải hiểu bài. Bây giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy thành công của thày là ngay từ hồi đó thày đã sử dụng những thủ pháp của phương pháp dạy tiếng . hiện đại như làm việc theo nhóm (group work), luyện thay thế (substitution drills), luyện tình huống (situational drills), v.v.Thày Liêu đã ra đi trong tiếng Anh: thày ngã bệnh khi đang làm việc trong một hội nghị dùng tiếng Anh và ra đi mãi mãi, nhưng thày đã đào tạo ra một thế hệ cán bộ, thày giáo tiếng Anh có trình độ "fluency" đáng ngạc nhiên.
*fluency = (nói tiếng Anh) trôi chảy, nhuần nhuyễn
-
-
-
Năm 1962, khi ấy không mấy ai nghĩ đến việc vào đại học tiếng Anh, một thứ tiếng "tư bản". Chúng tôi bắt đầu tuần lễ thứ nhất của cuộc đời sinh viên ngoại ngữ trong Trường Đại học Sư phạm bằng những buổi tập phát âm. Đối với chúng tôi, cái tuần ấy đã có hiệu quả không phải chỉ ở chỗ biết phát âm một số âm tiếng Anh, mà về mật tâm lý nó đã giúp chúng tôi làm quen một cách có ý thức với lối cấu âm xa lạ. Việc này có ảnh hưởng lâu dài đến quy trình sử dụng tiếng.Thày Phạm Duy Trọng, thày quá cố Đặng Chấn Liêu và cô quá cố Freeda Cook, người New Zealand, là ba người thày đầu tiên của chúng tôi. cả ba thày đều theo xu hướng trực tiếp trong thời kỳ cực đoan chủ trương đuổi hẳn tiếng mẹ đẻ ra khỏi lớp học ngay từ giờ học đầu tiên. Không giờ học nào chúng tôi không phải căng thẳng theo dõi từng tình huống, từng ngữ cảnh để có thể luận ra được ý nghĩa của từ và cấu trúc câu. Một tiếng xì xào dịch thầm cho nhau sang tiếng Việt là có thể dẫn đến chỗ bị đuổi ra khỏi lớp. Chi đoàn thanh niên chúng tôi thường họp để ra nghị quyết không nói tiếng Việt trong giờ học.
Có lần, để giảng từ "we" (nghĩa là: chúng tôi/chúng ta), cô Freeda Cook đã đứng dạy khoác tay thày Liêu vừa đi quanh lớp vừa nói "we...we...". Chúng tôi gật gù tỏ ra hiểu bài. Tuy nhiên ông thày của chúng tôi với sự nhạy bén đã thận trọng hỏi lại bằng tiếng Việt "we" là gì. Chúng tôi vội vàng đồng thanh: "Thưa thày là hai vợ chồng ạ". Để khắc phục khó khăn, thày Liêu có một bộ tranh duy nhất treo trên bảng, coi như giáo cụ trực quan cho những giờ luyện nói. Còn lại ba thày cô sử dụng điệu bộ, cử chỉ và hành động của mình giúp chúng tôi hiểu bài. Sau này khi nói đến việc cải tiến phương pháp trực tiếp, người ta mới phê phán rằng phương pháp trực tiếp có thể đuổi tiếng mẹ đẻ ra khỏi lớp học, nhưng không thể đuổi nó ra khỏi đầu của học sinh được.
Nói như vậy nhưng phương pháp trực tiếp có một chủ trương rất ưu việt là tìm mọi cách rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy .bằng tiếng Anh khi nói tiếng Anh. Vì vậy phương pháp này sử dụng nhiều kỹ thuật rèn luyện trong đó đọc to, tự sửa lỗi, luyện nói chuyện và luyện phát âm là những kỹ thuật chủ chốt.
Trong những năm tháng sinh viên của chúng tôi, tài liệu học tập hết sức hiếm hoi. Những sách tiếng Anh của Phương Tây hoàn toàn không có cơ hội xâm nhập vào nước ta. Vậy thì tăng cường vốn từ vựng bằng cách nào? Lúc ấy mỗi nhóm nghĩ ra một kiểu, người thì lọc từ một số sách dịch ra những từ cẩn biết rồi chép thành sổ từ, người thì học thuộc lòng từng trang tự điển mượn được (để rồi lại quên hầu hết vì ít khi dùng đến), người thì tập viết những đoạn chuyện lặt vặt hàng ngày của đời sinh viên, người thì tìm chép những câu nói hay...
Còn luyện khả năng nghe nói, chúng tôi tổ chức những buổi vui chơi nói tiếng Anh, những ngày "Thứ sáu tiếng Anh", tập diễn thuyết bằng tiếng Anh, các cuộc thi kể chuyện tiếng Anh, và kể cả một vài lần tập quân sự, khi hành quân trên đường dài chúng tôi quy định "những chặng đường tiếng Anh".
Phương pháp trực tiếp cho rằng khả năng phát âm là yếu tố quan trọng tới mức nó quyết định sự thành công trong giao tiếp. Một tuần đầu dành cho phát âm là để đáp ứng ý nghĩa ấy. Các thày rất nghiêm khắc trong việc này. Một bài tập triền miên đặt lên đầu chúng tôi trong suốt năm thứ nhất là cứ mỗi sáng khi ngủ dạy, không bước xuống giường vội, cầm ngay lấy một quyển sách tiếng Anh, mở ra bất kỳ đoạn nào đọc to lên vài lần như thể cho đỡ cơn nghiện rồi mới đi đánh răng rửa mặt. Loại bài tập này tạo phản xạ mới, giúp người học thấm dần một cách tự nhiên lối nói của người Anh. Khi bắt đầu đi dạy tôi có áp dụng lối này với một vài khoá sinh viên, nhưng càng về sau càng khó thực hiện, không biết vì không đủ kiên trì hay nhiều sinh viên cho rằng nhịp đập của cuộc sống mới không còn chầm chậm như nngày xưa" nữa, mở mắt ra là phải lao vào cuộc sống sôi động ngay.
Trong quy trình đào tạo ngoại ngữ ngày nay, yếu tố văn hoá được coi trọng ít ra là ngang với yêu cầu rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên ngay trong thời hoàng kim của phương pháp trực tiếp ở nước ta, không ai đề cập đến vấn đề văn hoá, hay hiện tượng "sốc" văn hoá (culture shock) trong mô hình đào tạo. Điều đó có lẽ do chúng tôi không có sách của Anh (sách học do người Anh viết mới có nhiều khác biệt văn hoá), mà chỉ học có một tài liệu do thày Việt Nam viết trên đất Việt Nam về đất nước và sinh hoạt Việt Nam.
Ngày nay chúng ta đã tiến qua nhiều phương pháp và đã tương đối hoàn thiện trong quy trình đào tạo. Nhưng yếu tố cá nhân trong việc học ngoại ngữ không phải là không quyết định. Nó bao gồm sự kiên trì, sáng tạo và tình yêu ngôn ngữ. Là con đẻ của phương pháp trực tiếp, bạn học của tôi có rất nhiều người giỏi tiếng Anh. Tất nhiên mỗi người một số phận, một hoàn cảnh và một sự phát triển khác nhau.
-
-
-
Lãng du gần giống như một cuộc chuyện trò với con người ở những thế kỷ xa xưa
René Descartes (Le Discours de la Méthode)Tôi đến Bắc Kinh vào ngày lập hạ. Qua tầng mây, máy bay bay vào bàu trời mưa rơi của kinh thành Bắc Kinh. Máy bay lượn xuống để hạ cánh thì tôi thấy một dãy mái nhà đỏ chót. Đúng là Trung Quốc. Mei Li ghé tai tôi bảo đây là trận mưa chúc phúc tôi đấy, vì mùa này thời tiết ở đây rất khô. Tôi mỉm cười.
Xuống sân bay tôi đi thẳng về khách sạn, ung dung nói bằng tiếng Anh là tôi muốn ở đây mươi ngày. Cô lễ tân lắc đầu quầy quậy "Pu...pu" và một tràng gì nữa ấy. Tôi rút kinh nghiệm, nói lại "Room...room..." thì lập tức có hiệu quả ngay. "Tuây". Tôi lên phòng ngủ một giấc ngắn rồi xuống ăn cơm. Cơ sự này tài ăn nói chắc chẳng ăn thua gì, phải trổ tài múa may thôi. Y như rằng tôi gọi món gì cũng đều bị từ chối là "Pu tủng". Cũng may, nghề giảng dạy giúp tôi một con đường thoát. Tôi lấy chiếc bút bi vẽ con vịt trên ngọn lửa và ra hiệu chặt 'pằm pằm'. Anh bồi bàn tươi cười "Tuây, tuây". Người Trung Quốc rất hiếu khách, chỉ một vài phút sau anh ta bưng ra cho tôi một đĩa thịt gà. Tài múa may đã giúp tôi gọi vịt được gà. May quá liếc nhìn bàn bên cạnh thấy khách đang ăn cơm trắng, tôi chỉ thẳng vào bát cơm. Thế là tôi được món thứ hai. Nhìn xuống bàn, thịt gà chấm ma-gi mà không có ớt thì thật là kém vị. Nghĩ một phút, tôi gọi anh bồi bàn đến rồi giơ ngón tay út lên, hít hơi qua răng xuỵt xoạt, lấy tay lau nước mắt, ra điều cho tôi một quả ớt nhỏ và cay chảy nước mắt ra ấy. Cậu con trai nhanh hiểu, nói "Hảo, hảo" ngay lập tức. Chưa đầy hai phút tôi có một bát canh nóng hổi, lõng bõng vài miếng đậu thái nhỏ dài như ngón tay út. Dẫu sao bữa cơm cũng đủ cả cơm, canh, thịt. Tôi an ủi ở nhà cũng chỉ đến thế thôi, nhưng ngậm ngùi vì công đèn sách tiếng Anh bao năm trời bây giờ 'công lực' bằng không.
Sáng hôm sau tôi đi thẳng vào cố cung. Bàu trời xám xịt có vẻ cũng đồng tình đưa tôi vào quá khứ. Khung cảnh thật là lộng lẫy, bước chân đi thấy xung quanh mình toàn vàng son, bậc đá cao vút, rồng đá lượn từ trên điện xuống tận chân thang. Lên đến cửa điện, tôi nghe tiếng lào xào. Hình như đang thiết triều. Tôi lén bước vào đứng sau chiếc cột đỏ, to và cao thẳng tắp lên tới mái nhà. Nhà vua đang ngồi uy nghi trên ngai vàng, dưới chân là một vị quan đang quằn quại trên đất, dưới những ngọn roi của hai tên quân hầu áo đỏ. Đây đúng là một vị gián quan rồi. Ngày xưa...ngày xưa lương tâm con người còn trong sáng, và họ dám nói ra sự trong sáng ấy. Đau đớn nhưng vẫn cố vươn tay hiến dâng tấm lòng không bị tha hoá của mình. Đang tần ngần tôi thấy một cung nữ tiến lại khoác lên người tôi chiếc long bào, rồi tên thái giám đặt lên đầu tôi chiếc vương miện. Nhưng sao một tay hắn cầm chổi lông còn tay kia lại chìa ra, nói lủng xủng lẻng xẻng câu gì mà tôi không hiểu. Tôi thử rút 15 tệ bỏ vào tay hắn, và tôi thấy mình ngồi trên ngai vàng. Tôi nhắm mắt lại thưởng thức giấc mộng hoàng lương.
Ánh nắng chiếu vào đến giữa giường tôi mới tỉnh dạy và đi thẳng ra Vương phủ tỉnh. Thế mà trời có vẻ vẫn còn sớm. Bỗng nhiên đằng xa một chiếc kiệu vàng son đi tới. Tôi trông thoang thoáng hình như một tiểu thư hoặc một phu nhân nào đó ngồi trên kiệu dưới chiếc lọng vàng. Đi trước kiệu là ba tay mặc áo đỏ viền vàng ở gấu áo và dọc theo đường khuy cài, đầu đội mũ đỏ chót, tấu một khúc nhạc cung đình nghe cũng rộn ràng. Nhưng lạ quá bốn tên phu kiệu thì cứ nhảy tưng tưng hò la ầm ĩ. Tránh chiếc kiệu ấy, tôi rẽ vào Đông An Thị trường, xuống thẳng khu Bắc Kinh cổ.
Đi lang thang một hồi trong khu Quá Kiều Cư, nhộn nhạo trong tiếng mời chào mua hàng tôi thấy một ngôi nhà tối om, cửa mở toang, đứng chen vào giữa những cửa hàng sáng đèn. Ngó vào trong tôi chẳng thấy ai ra vào, nhưng giữa nhà có một chiếc bàn dài; trên bàn là bộ ấm pha trà trông dáng dấp như bộ trà thời Thanh, hai đầu bàn là hai cây nến. Ở góc nhà có một ngọn đèn .dầu 'mờ nhạt nhưng cũng đủ rọi sáng ẹả căn nhà, trừ chiếc gác xép nằm trông thẳng ra đường. Tôi nghĩ chắc đây cũng là một quán gì đó nên ung dung bước thẳng vào, ngồi uống trà. Vừa ngồi xuống tôi đã thấy một cô gái mảnh mai đứng ngay cạnh tôi. Tôi có cảm giác là cô nương này rất đẹp nhưng sao không nhìn rõ mặt, càng nhìn càng thấy mờ nhạt, và cũng chẳng biết cô lướt từ đâu ra. Tôi chào cô bằng một giọng khiêm tốn làm quen. "Xiéo chể". Thấy cô không đáp lại tôi cũng không nói tiếp nữa vì nghĩ rằng mình phát âm sai nên cô không hiểu. Tay cầm chiếc ấm trà, cô tiểu thư chưa kịp rót cho tôi thì bỗng nhiên đèn phụt tắt, ngôi nhà tối om, và tôi nghe một tiếng ấm vỡ 'choang' ngay bên tai. Tôi hơi giật mình, hô lên cả hai từ duy nhất mà tôi biết "Xiéo chể". Im lặng. "Cu niéng". Lặng như tờ.
Có tiếng guốc đi lọc cọc dọc theo hành lang đến gác xép. Tôi lại gọi "Xiéo chể". Không ai trả lời. Bỗng có tiếng một người đàn ông nói thì thào vào tai tôi, giọng nói không ra doạ nạt mà cũng chẳng ra mời chào hay an ủi. Một tiếng nổ "ùng..." và chớp sáng loà, rồi tiếng mưa rào rào trên mái ngói. Mưa to quá. Một làn chớp xanh, tôi nhìn thấy bốn chiếc bài vị trên bàn thờ ngay dưới gác xép rung lên. Tôi cố nhìn ra ngoài nhưng hình như ai đó đã đóng cửa. Tôi cố đứng dạy nhưng hình như ai đó đã vít vai tôi xuống. Lành lạnh. Lại những tiếng guốc chạy hốt hoảng, tiếng rú, tiếng đổ vỡ của ấm chén. Đèn loé lên trên gác xép làm nổi rõ bộ xương người. Lần này tôi đứng phắt dạy để không ai kịp ngăn tôi lại, thế nhưng tối vẫn chậm hơn ai đó. Tôi đành ngồi im, nhắm mắt, trong tiếng mưa rơi và sấm chớp. Mưa tạnh đột ngột. Đèn bật sáng. Tôi ngẩng lên phía gác xép. Làm gì có xương người, chắc tôi đã hoa mắt, chỉ thấy một tấm biển đề bốn chữ. Tôi không đọc được nên lững thững quay lưng đi ra.
Mei Li gặp tôi ngoài cửa. Cô ngạc nhiên khi thấy tôi đi từ trong ngôi nhà ấy ra.
"Anh vào trong ấy làm gì? Ngôi nhà ma đấy." "Làm gì có ma." Tôi không tin rằng người ta chết đi sẽ thành ma.Đang nghĩ mung lung, tôi thấy Mei Li nói nhỏ. "Thực ra là thế này. Ngôi nhà này là nhà của viên chánh chủ khảo thời Ưng Chính, ông ấy đã ra đề thi 'Duy Dân sở Chỉ'. Chính là bốn chữ trên bảng mà anh nhìn thấy đấy. Có một tên đồng liêu vì ghen ghét nên đã xàm tấu với Ung Chính rằng chánh chủ khảo có ý tạo phản. Hắn phân tích là trong tên đề thi, chữ đầu tiên 'Duy' giống chữ "ưng" bỏ đi phần đầu, còn chữ cuối cùng 'chỉ' nếu thêm cái gạch ngang trên đầu thì có nghĩa là 'chính'. Vậy chữ 'chỉ' không có gạch ngang thì có hàm ý là 'Chính mất đầu’. Ung Chính vừa sợ vừa nổi giận ra lệnh chu di cửu tộc viên chánh chủ khảo. Từ đấy ngôi nhà này trở thành nhà hoang, thành nơi trú ngụ của oan hồn."
Tôi nghĩ "Chẳng biết thực sự đề thi có thâm ý ấy hay không, nhưng hình như có điềm báo oán, vì cuối cùng Ưng Chính chết không đầu đấy thôi."
Cùng Mei Li đi dạo quanh một lúc chúng tôi thấy đói bụng, rẽ vào phố ăn đêm. Một dãy dài quán cổ, tiếng mời chào ồn ã chẳng nghe rõ câu nào ra câu nào. Chỉ cần dừng lại có vẻ tần ngần trước một xâu thực phẩm nào đó là anh chàng bán hàng giơ ngay cho xem như giúi vào người mua. Chỉ cần ngần ngừ một phút là anh chàng bán hàng mặc nhiên coi như đã đồng ý mua và ném ngay vào chảo dầu đang sôi. Đã được Mei Li giới thiệu trước về phố ăn đêm này, tôi chọn ăn một con sâu màu nâu mà chính Mei Li cũng chẳng biết con sâu gì, một con hoàng trùng, một con cào cào và một con bọ cạp. Mei Li hơi mỉm cười nhìn tôi, chẳng biết là ngạc nhiên hay buồn cười. Thực ra, tôi đã tính toán rồi. Nếu có chất độc trong những con đó thì lượng độc cũng chưa đủ làm tôi phải gửi thân nơi đất Bắc. Đã định đi về; nhưng thấy bụng chưa no, tôi hỏi xem Mei Li có nhớ ra món gì ăn được không. Mei Li mỉm cười có vẻ bí ẩn, nói với tôi
"Em biết một thứ bánh muốn giới thiệu với anh nhưng sợ anh không thích."
"Đã ăn đâu mà không thích." Tôi nói có vẻ hơi nằn nì.
"Anh đã nghe thấy tên thứ bánh gọi là 'cẩu pu Iỉ chưa nhỉ?"
"Nghe tiếng Trung Quốc anh thấy tên nào cũng giống tên nào. Thì cứ thử xem"
Đến đây Mei Li mới cười lộ ra "Cẩu pu lỉ là bánh 'chó không thèm ăn'".Món ăn Trung Quốc nhiều tên hay thật đấy. Cẩu pu lỉ, nhưng mình lỉ cũng có sao đâu. Đến miền đất lạ không phải chỉ để nhìn cảnh lạ, mà còn cần biết cái lạ nữa chứ. Nếu đi du ngoạn mà . chỉ cố tìm những thứ mình đã quen thuộc thì sao gọi là "du" và "ngoạn". Sau khi ăn chiếc bánh cẩu pủ li vì tò mò, chúng tôi vẫn phải đến Toàn Tụ Đức, cửa hàng nổi tiếng về món vịt quay Bắc Kinh. Mei Li bảo tôi nguyên gốc cửa hàng này tên là Đức Tụ Toàn; nhưng Tụ Toàn làm ăn không phát đạt nên bán lại cho một người bạn. Người này nghĩ rằng con đường của Đức Tụ Toàn thất bại thì ta đi theo con đường ngược lại. Và thế là ông đã đổi tên cửa hàng thành Toàn Tụ Đức. Quả nhiên công việc làm ăn của Toàn Tụ Đức đã bùng nổ và trở thành quán ăn danh tiếng nhất thành Bắc Kinh. Đương nhiên không phải vì đổi tên mà chuyển bại thành thắng; nhưng tôi khâm phục cách tư duy của con người này lắm. Phần thưởng cho cách tư duy sát gần với chân lý là sự thành công.
Nói đến đất Bắc, tôi nghĩ mình không thể không tận dụng cơ hội này để trở thành hảo hán. Tôi đi thẳng về phía Bát Đạt Linh. Trường thành, một công trình quân sự và cũng là công trình nghệ thuật hàng đầu thế giới. Tôi đã trèo lên tận đỉnh nơi Mao Trạch Đông để lại bút tích "Bất đáo Trường Thành phi hảo hán". Tôi ghé tai Mei Li nói nhỏ: "Thật là tiếc, gần cuối cuộc đời mới trở thành hảo hán". Mei Li cười một cách duyên dáng thì thầm lại với tôi "Nhanh chậm có nghĩa gì đâu. Chỉ đáng tiếc nếu một người đàn ông không nghĩ rằng mình cần phải trở thành hảo hán”. Khi thở rốc leo lên trường thành tôi chỉ nhìn thấy đỉnh cao duy nhất vời vợi trước mặt tôi. Nhưng khi đứng dựa vào bức thành nhìn xuống chân núi tôi thấy một khoảng trời xanh bao la, núi non sừng sững và rừng cây mênh mông. Cái trường thành vĩ đại là thế mà vẫn lọt thỏm vào thiên nhiên. Tôi chợt nhớ đến bài thơ Ozymandias của nhà thơ lãng mạn Anh P.B. Shelley. Bài thơ nói đến một lữ hành đứng ngẩn ngơ trước cái đầu tạc bằng đá nằm chìm trong cát, chiếc đầu của Ozymandias, Hoàng đế của các Hoàng đế. Những tưởng người đó đang lặng đi để nghe tiếng gươm đao, ngựa hí, nghe tiếng tung hô vạn tuế, lắng nghe tiếng vang dội của cuộc đời lừng lẫy nơi chiến trận và uy nghi nơi thiên triều. Nhưng không, tâm hồn người đó đắm chìm với nét nghệ thuật của nhà điêu khắc, còn những hào quang kia.
"Đã chìm đi theo dòng cát cô đơn,
Trải dài như vô tận".
(Shelley: Ozymandias)Giã từ Trường Thành lộng gió chúng tôi rẽ qua Đại Quan Viên, chốn lầu son của thập nhị kim thoa, đạo mát, nghỉ ngơi. Quả là một thiên đường đầy hoa rậm lá và gió ấm. Chúng tôi đi qua cửa nhà Đại Ngọc, ngậm ngùi nghĩ đến người con gái tài hoa. Gần đó là một gian nhà, cửa khép hờ. Nghe tiếng rì 1'ào nhè nhẹ chúng tôi định ghé vào hỏi thăm nhưng ngài ngại vì chẳng thấy tiếng đàn ông. Đi qua rồi tôi mới biết đó là thư phòng của bốn Xuân tiểu thư nhà họ Giả sống một cuộc đời trầm lặng, cô đơn.
Thấy hơi mệt mỏi, Mei Li và tôi rẽ vào ngôi nhà nằm ngang trước một vườn cây, ngôi nhà mái cong màu xám, cột đỏ chói, cánh cửa sơn son thếp vàng. Mei Li bảo đến mùa hoa khu vườn này rực rỡ hoa mẫu đơn, quốc hoa củá người Trung Hoa. Ngồi trong đình thưởng hoa tôi thấy một vài nô tỳ thướt tha đi lại, người bưng trà, kẻ cầm hoa. Đang mải nói chuyên với Mei Li, chợt nhìn ra vườn, thấy một công tử đang loạng choạng đi giữa lùm hoa. Mei Li thì thầm "Trông như Giả Bảo Liễn", và cô đọc cho tôi nghe hai câu thơ Bảo Ngọc ghẹo Bảo Liễn say rượu
Hồng điện dư xuân hoa lạn mạn
Hương liên vi túy mộng trầm cam
(Trước điện hồng hoa xuân rực
Hương toả lan say đắm mộng say)Những hình ảnh mơ mơ hồ hồ ấy làm tôi nhớ lại một thời vàng son đầy thị vị của Hồng Lâu Mộng. Thời vàng son ấy cũng như biết bao thời oanh liệt đều chìm dần vào cõi hư vô, qua thời gian, để thời vàng son khác lại hưng thịnh, rồi suy tàn. Tôi cứ vẩn vơ nghĩ không biết cái gì còn lại sau những ngày huy hoàng ấy.
Lại một ngày qua đi. Bình minh đã đánh thức tôi sớm hơn mọi ngày. Bỗng nhiên tôi mỉm cười một mình vì không hiểu sao tự nhiên lại nghĩ đến Hòa Trung Đường. Bộ phim Tể tướng Lưu gù đã để lại cho tôi ấn tượng là lạ về nhân vật này, một con người vừa khôn vừa ngoan, vừa trí tuệ lại vừa gian giảo. Tôi bỗng nảy ra ý định đi tìm một vật kỷ niệm để đưa vào bộ sưu tập của tôi: tượng Hòa thân. Nghe nói Hòa thân có một xưởng gọi là Lưu Li Xưởng chuyên sản xuất đồ quý bằng ngọc.
Ngày nay Lưu Li Xưởng có hai cánh, cánh Đông và cánh Tây. Tôi đi vào cánh Tây trước, thấy ở đây có nhiều thư quán. Giá như tôi biết tiếng Trung hoa hay Hán cổ thì đã lao ngay vào những nơi đó vì chắc ít nơi có thể chứa đựng cả một kho tàng tư liệu về đời sống của những thế kỷ xa xưa như ở đây.
Tôi quay sang cánh Đông. Chỗ nào cũng tượng là tượng, nhưng chẳng tìm thấy Hòa Trung Đường đâu. Thật cũng công bằng. Không mấy ai được người đời đúc tượng. Đã đi được một lúc lâu, tôi thấy muốn uống một chén trà nóng. Tôi chợt nghĩ người ta hay nói đến trà tàu. Ở trên đất tàu uống chén trà tàu thì thật là thú vị. Tôi đang nhìn quanh thì bỗng thấy một cô gái, áo hồng bó sát thân hình thon thả, và một chiếc váy rộng màu đen, tha thướt. Cô đi từ phía ngôi nhà bên trái, váy trùm sát gót chân làm tôi không rõ cô đi hay lướt trên mặt đường nữa. Hai tay nhẹ nhàng nâng khay trà, với một chén trà nho nhỏ nằm giữa chiếc khay. Cô mỉm cười nói một câu gì đó dài dài. Tôi không hiểu gì cả. Sao cô lại biết tôi đang nghĩ đến trà tầu mà ’’dâng"? Tôi uống chén trà ngay giữa đường. Cô gái vẫn tủm tỉm cười, quay lưng lại, 'nhè nhẹ bước đi. Vị trà đượm hương nhài còn đang vương vấn trong tôi, kéo theo sự vương vấn nụ cười ấy, và bỗng tôi tự nhủ rằng tiểu thư chỉ mỉm cười quay đi chứ đã "chai chen" đâu thì sao có thể giã từ được. Tôi không ngần ngại đi theo cô nương vào nhà. Ngẩng lên, thấy biển đề: Thiên Phúc danh trà. Tôi đã từng nghe thấy cái tên nổi tiếng này rồi. Cô gái biến đâu mất, tối ngồi xuống chiếc ghế tràng kỷ tàu. Ngẩng lên nhìn thấy hai câu đối tôi vội vàng lấy bút ra vẽ lại từng nét. Bỗng thấy hơi thở âm ấm bên tai, tôi quay lại, bắt gặp nụ cười đượm nét vui thích. Cô rút chiếc bút lông trên bàn viết lại hai câu đối ấy, đọc cho tôi nghe một lượt. Đúng là phí cả giọng mỹ nhân, tôi chẳng hiểu gì. Sau này Mei Li dịch cho tôi câu đối ấy là
Thiên thụy nhân hoà đồng chứng đạo
Phúc thanh đức dưỡng Lục đương gia
(Điềm lành trời ban và mối nhân hoà cùng thể hiện ở trà đạo
Phúc nhà thanh bạch nuôi dưỡng cái đức của Lục gia)Tiểu thư ấy còn dạy tôi đọc tên cô: "Xiéo xuẩy". Thấy ngay lần đầu tôi đã bắt chước được đúng cái âm ấy với giọng ngổ ngộ, Tiểu Thủy thích lắm, vui vẻ tặng tôi bức tranh chép lại bức tranh gia truyền: một ông già ngồi uống trà dưới gốc cây tùng, với dòng chữ:
Đường đại Lục Vũ thiện biện trà diệp lương tú thuỷ chất ưu liệt; chước hữu Trà Kinh Giang nam Giang bắc trà tứ giáo phụng vi trà thần. Bính Dần niên cát hạ Côn Minh hồ đông bạn tả tùng hạ phẩm minh ư mai ốc.
(Lục Vũ đời Đường giỏi phân biệt các loại trà ngon, cấc loại nước tốt hay dở dùng để pha trà,, trước tác có Trà Kinh. Cấc đạo trà ở xứ Giang Nam Giang Bắc đều tôn gọi ông là trà thần.Vào ngày hè đẹp trời năm Bính Dẩn bên bờ hồ Côn Mình, ông ngồi viết dưới gốc tùng, bình thưởng trà ngon ở hiên mai.)
Sau này tôi mới biết Tiểu Thuỷ là người trong gia tộc trà đạo Lục Vũ, người viết cuốn Trà Kinh nổi tiếng. Từ khi biết tôi không nói được tiếng Trung Quốc cô không ra hiệu, không nói mà chỉ dành cho tôi những nụ cười khác nhau ị mời trà tôi bằng những động tác khác nhau, và thế là tôi hiểu. Thật là trà sắc vẹn toàn. Hương trà ấy cứ theo tôi mãi, theo cả vào tíong giấc ngủ, trong chén trà mời bạn trên đất quê hương, và cả trong những khi cầm bút nữa.
Hà Nội, Mùa hạ Nhâm Ngọ
-
-
-
Cái đẹp là nguồn vui bất tận:
Và ngày càng đẹp hơn;
Nó sẽ chẳng bao giờ
Đi vào chốn hư vô...Đây là lời ca của John Keats (1795-1821). Bất cứ ai lắng nghe lời này đều thầm phục vẻ đẹp và sự chân thành. Vào thời đại khi John Keats ra đời, người ta thường nói rằng "chỉ có thể sinh ra nhà thơ chứ không thể làm ra nhà thơ được". Thời của Keats phần lớn các nhà thơ đều thuộc tầng lớp quý tộc, không phải lo toan kiếm sống và được giáo dục để đạt nền tảng học vấn cao. Keats thuộc về tầng lớp thấp hơn. Ông không được hưởng một nền giáo huấn về xã hội và văn hoá cao như những nhà thơ cùng thời. Khi nhỏ, John chưa bộc lộ thiên tài văn chương.
Thomas Keats, cha của John Keats là một người làm thuê cho một tiệm rượu nhỏ ở Moorgate, gần London. Khi ông lấy con gái ông chủ là Frances Jennings năm 1794 thì hoàn cảnh của ông được cải thiện đôi chút, công việc của ông có vẻ yên ổn hơn và được trả công cao hơn. John ra đời sau đó một năm. Ông có ba người em trai George (1797), Thomas Jnr (1799) và Edward (chết sơ sinh), và người em gái duy nhất, Frances (1803).
Đời sống của gia đình John được cải thiện thêm một bước nữa khi ông bà ngoại về hưu, giao lại cửa hàng cho cha ông. Nhờ thế mà cha John đã có đủ tiền chọn cho ông một ngôi trường xứng đáng. Ngôi trường John theo học, Enfield, thật là lý tưởng. Thày hiệu trưởng John Clarke, là một thày giáo vui tính và có tư tưởng tự do. Trong chương trình học, ông cho dạy nhiều môn khác ngoài tiếng Latin: tiếng Pháp, lịch sử, địa lý, và nhiều môn nữa. Thày Clarke phản đối hình thức trừng phạt, đánh đập học sinh. Cậu bé John rất dễ mến, đẹp trai và có nhiều bạn, nhưng cũng hay nổi nóng và là một tay hay đánh nhau. Mặc dù vậy những ngày thơ ấu của ông vẫn đầy nắng ấm. John Keats dành trọn vẹn thời cắp sách trong ngôi trường ấy.
Năm 10 tuổi thảm cảnh đầu tiên trong gia đình John xảy ra: cha ông bị ngã ngựa chết. Mẹ ông trôở thành "nạn nhân" của những kẻ săn đuổi gia tài. Chỉ hai tháng sau khi cha mất, mẹ ông tái giá với một nhân viên nhà băng là Rawlings. John coi đó là sự phản bội, nhưng không làm giảm đi lòng thương yêu mẹ trong ông. Năm 1805 ông ngoại mất, để lại một di chúc không rõ ràng, cái di chúc làm cho tình trạng tài chính của John sau này gặp phải rất nhiều điều rắc rối.
John và các em đến sống với bà ngoại ở Enfield. Từ đây tính cách vui tươi của John hình như bị chìm đi, và trong cả cuộc đời còn lại ông sống với một tâm tư buồn tủi. Một thời gian sau mẹ John từ bỏ Rawlings, chẳng ai biết lý do tại sao, và biến mất. Người ta đồn rằng bà sống với một người đàn ông nào đó ờ vùng Đông London, và hình như nghiện rượu. John không quan tâm đến điều đó. Với ông, ông chỉ biết rằng bà đã ra đi. Bỗng nhiên vào năm 1809 bà trở lại, ốm đau và rệu rã. Tấm lòng của John đối với mẹ không thay đổi, nhưng thái độ đối với cuộc đời của ông thay đổi. ông muốn trở thành một người con xứng đáng với người mẹ mà ông hằng yêu quý. ông nhận ra rằng mình phải có trách nhiệm với mẹ và các em, vì ông là người con trai lớn. Từ đấy John lao vào học và năm đó tạo nên một nền tảng học thuật tuyệt vời cho cuộc đời của ông. Ông là người không bao giờ làm việc gì nửa vời. Ông học ngày học đêm và năm đó được giải thưởng về những bài văn hay nhất trường. Cũng trong năm đó John đã đọc hết sách trong thư viện và xin thày hiệu trưởng cho mua thêm. Năm 14 tuổi, John biết mẹ mình bị bệnh lao, một trong tứ chứng nan y hồi bấy giờ. Mẹ càng ốm, lòng thương mẹ của John càng sâu đậm. Ông nấu cơm cho mẹ, luôn luôn ở bên mẹ, thức đêm cùng mẹ, đọc sách cho mẹ nghe, và không cho ai thay mình chăm mẹ. Nhưng rồi ông cũng phải trở lại trường. Mẹ mất. Ông nhận lấy gánh nặng gia đình và quyết định học làm thày thuốc để nuôi sống toàn gia. Ông làm việc cho Hammon, một phòng mạch tư, nhưng vẫn dành thời gian rảnh rỗi của mình để đọc sách. Ông được người bạn cũ Charles Cowdon Clarke, con của thày hiệu trưởng, giúp đỡ. Và thế là ông ngốn ngấu lịch sử, địa lý, một chút khoa học, truyện, văn học cổ, văn học Anh, và tất nhiên ông đọc rất nhiều thơ.
Một bước ngoặt trong đời John Keats là cái ngày Clarke cho ông cuốn Faire Queene của Edmund Spenser. Đây là một tuyệt tác đang bỏ dở của thế kỷ thứ 16. John thích tác phẩm này lắm. Không những thế nó còn là nguồn cảm hứng để John sáng tác bài thơ đầu tiên của mình, bài thơ "Imitation of Spenser (Lặp theo Spencer)". Keats bắt đầu yêu thơ. Nhưng ông vẫn là một sinh viên ngành thuốc, phải làm việc vất vả để sau này kiếm sống bằng nghề đó. Ông đổ tâm sức cho nghề nghiệp ít ra là đến năm 1815. Hàng ngày tiếp cận với những hình ảnh khủng khiếp của bệnh tật, John cũng phải kiên trì với đời lắm để gắn bó với ngành thuốc; và năm 1816 ông tốt nghiệp và được phép hành nghề. Nhưng cũng chính từ đó ông dần dần xa rời tham vọng của mình là trở thành một nhà phẫu thuật, ông theo một dòng tư tưởng mới. Vào năm đó, John làm việc với lòng dũng cảm, hoặc cũng có thể gọi là lòng tin, để chứng minh với Clarke là ông bắt đầu viết thơ. Ông khoe với Clarke tác phẩm sonnet đầu tiên, rồi liên tiếp nhiều bài thơ khác nữa. Xung quanh ông không có nhiều nhà thơ gần gũi với ông nhưng sách vở đã mang lại nguồn cảm xúc, đã mang lại cho John dòng thơ đang chảy xiết, đang rộn ràng với trào lưu mới: dòng thơ lãng mạn. Đây cũng chính là thời kỳ biến động của nhiều lĩnh vực, thời kỳ của những cuộc cải cách về chính trị, xã hội và nhân văn. Hai nhân vật hàng đầu trong dòng thơ mới là Wordsworth và Coleridge. Chủ nghĩa lãng mạn là một cuộc khởi nghĩa. Nó chống lại quan điểm nghệ thuật của thế kỷ trước, một dòng quan điểm coi trọng kỹ thuật hơn xúc cảm, coi trọng cái phổ quát hơn sự đắm say riêng tư. Làn sóng thơ lãng mạn chảy tràn vào nước Anh lần thứ nhất vào năm 1789, cái năm Wordsworth và Coleridge xuất bản Ba-lát Trữ tình (Lyrical Ballads). Keats và Shelley chiếm lĩnh dòng chảy thứ hai. Tuy nhiên đến đây do ảnh hưởng của nhiều lĩnh vực thời đó, dòng chảy thứ hai này mang tính "lãng mạn hoá" nhiều hơn là " lãng mạn thuần túy". Trong dòng thơ lãng mạn hoá, nông thôn nước Anh trở thành một bức hoạ đồng quê đầy thi vị. Đó là nơi của bóng cây cổ thụ trùm lên dòng nước siết, của nắng ấm, của mảnh trăng mềm mại, của hoa lá bên dòng suối chảy, của những chàng chăn cừu đẹp trai và vui tính, của những nàng tiên áo bó sát thân hình đang vui đùa nhộn nhịp. Trong khi đó cuộc sống đời thường vẫn là những nơi bùn ngập ống chân, gia súc bẩn thỉu, và những người dân ngu dốt, sống tiêu điều không hơn gì đàn gia súc của họ. Những áng thơ lãng mạn hóá đã len lỏi vào thơ của Keats, nhất là những bài thơ ở thuở ban đầu.
Thời đó, Keats bị ảnh hưởng nhiều của nhà thơ Leigh Hunt, một người không được biết đến nhiều như một nhà thơ mà được coi là'nhà báo xuất sắc. Một trong ảnh hưởng về phong cách ngôn ngữ của Hunt là sự lạm dụng tính từ hình thành bằng cách thêm '-y' vào cuối danh từ hoặc động từ, ví dụ 'lawny crest (ngọn đồi đầy cỏ xanh)' , 'mossy bed (chiếc giường rêu phong)', 'fleecy white (màu trắng xốp như bông)', v.v. Keats bắt đầu làm quen với giới nghệ thuật của Hunt, như nhà thơ trẻ John Hamilton Reynolds, hoạ sĩ Benjamin Haydon. Tuyển tập thơ đầu tiên của Keats xuất bản năm 1817.
Vào mùa hè năm 1818 John biết mình có triệu chứng của bệnh lao. Nhưng cũng chính vào năm này ông gặp gỡ và đem lòng yêu thương Fanny Brawne, cô láng giềng ở Hampstead, một cách tuyệt vọng. Tháng 10-1819 Keats đính hôn với Fanny. Vào chính năm này ông viết tác phẩm "Isabella" rồi sau đó là những áng thơ hay nhất trong đời ông "Lamia", "The Eve of St. Agnes" , và những bài thơ ngợi ca vĩ đại, trong đó có bài thơ ca ngợi mùa thu. Những bài thơ ngợi ca này là thành tựu văn thơ độc đáo của Keats, và được sáng tác trong vòng một thời gian ngắn ngủi, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1819, trừ bài ca mùa thu.
John Keats viết bài thơ ca ngợi mùa thu vào tháng 9 năm 1819. Đây là một trong những áng thơ cuối cùng của ông và được coi là bài thơ ngợi ca hay nhất. Nó để lại trong lòng ta ấn tượng một bản hoà âm của thiên nhiên. John Keats có lần nói về Byron "Byron miêu tả điều ông nhìn thấy - còn tôi, tôi miêu tả điều tôi mường tượng ra...". Bài thơ "ơi, mùa thu" đã chứng minh cho ông điều đó.
TO AUTUMN
John KeatsSeason of. mists and mellow fruitfulness,
Close bosom-friend of the maturing sun;
Conspiring with him how to load and bless With fruit the vines that round the thatch-eves run;
To bend with apples the moss'd cottage-trees,
And fill all fruit with ripeness to the core;
To swell the ground, and plump the hazel shells
With a sweet kernel; set to budding more,
And still more, later flowers for the bee,
Until they think warm days will never cease,
For Summer has o'er-brimm'd their clammy cells.Who hath not seen thee oft amid thy store?
Sometimes whoever seeks abroad may find
Thee sitting careless on a granary floor,
Thy soft-listed by the winnowing wind;
Or on a half-reap'd furrow sound asleep,
Drows'd with the fume of poppies, while thy hook
Spares the next swath and all its twined flowers:
And sometimes like a gleaner thou dost keep
Steady thy laden head across a brook;
Or by a cyder-press, with patient look,
Thou watchest the last oozings hours by hours.Where are the songs of Spring? Ay, where are they?
Think not of them, thou hast thy music too,
While barred clouds bloom the soft-dying day,
And touch the stubble-plains with rosy hue;
Then in awailful choir the small gnats mourn
Among the rive sallows, borne aloft
Or sinking as the light wind lives or dies;
And full-grown lambs loud bleat from hilly bourn;
Hedge-crickets sing; and now with the treble soft
The red-breast whistles from a garden-croft;
And gathering swallows twitter in the skies.Mùa sương muối, mùa thành quả chín bùi,
Bạn tâm giao của mặt trời chín đỏ;
Nguyện cầu cho cây trĩu quả,
Những trái nho lượn quanh mái rạ
Táo ngọt trĩu cành, túp lều rêu phong,
Quả cây chín mọng tận đáy lòng.
Trái bí tròn mũm mĩm, vỏ nâu mịn màng
Hạt nhân ngọt lịm; nảy thêm mầm,
Nảy thêm mầm nữa để hoa nở cho loài ong
Những tưởng ngày nắng ấm không biết lụi tàn
Vì mùa hạ chứa chan tế bào ướt át.Ai chẳng thấy em trong kho đại mạch?
Cũng đôi khi kẻ ngó tìm ngoài ngõ
Thấy em ngồi lơ đãng bên thềm vựa lúa,
Tóc nhẹ bay trong luồng gió quạt xay;
Hay lãng bay trên luống cầy gặt dở,
Như ngủ như say,
Ngây ngất với mùi hương thuốc phiện,
Lưỡi liềm đang lia, dừng lại bên cánh hoa:
Cũng có khi em như người lượm lúa
Gỗi đầu trĩu hạt qua bờ mương;
Cũng có khi hàng giờ bên máy ép,
Em ngắm nhìn sữa táo chảy liu riu.Ở nơi đâu? Hỡi tiếng ca của Mùa Xuân?
Nghĩ làm chi. Còn giai điệu của em,
Đám mây dài
Làm bừng dạy một ngày đang chết lịm,
Làm sắc hoa vươn trồi trên cánh đồng đầy gốc dạ;
Trong tiếng ca rinh rích, con muỗi vằn nhỏ nhắn kêu rên
Gần cây liễu bên sông, vươn lên, chìm xuống
Theo gió nhẹ khi bừng, khi lắng;
Nhũng chú cừu nhinh nhỉnh, lớn tiếng be be trên sườn đồi;
Bên hàng rào tiếng dế mèn ca hát;
Rồi nhè nhẹ thanh thanh
Vẳng tiếng ca của loài chim ngực đỏ.
Trên bàu trời líu lo đàn chim nhạn.
-
-
-
John Masefield ra đời ở một tỉnh lỵ nên thơ vùng Ledbury Hereforshire của nước Anh. Cuộc đời thơ ấu của ông đã phải trải qua nhiều khổ đau của gia đình, nhiều khó khăn của cuộc sống. Số phận gắn ông với biển cả với chiến tranh.Tôi phải trở về với biển,
Trở về với vùng biển cô đơn, với bàu trời tĩnh lặng,
Tôi hỏi biển con tàu của tôi đâu;
Và đâu nữa ngôi sao dẫn con tàu đây đó;
Đâu bánh lái tàu cục kịch,
Đâu bài ca của gió,
Và cánh buồm trắng đung đưa,
Đám sương mù sà trên mặt biển Và rạng đông hé mở.Cứ khi nào đọc lại mấy dòng thơ này trong bài thơ "Cơn Sốt biển (Sea Fever)" của John Masefield tôi lại tưởng tượng ra hình ảnh một con người nhỏ nhắn gắn một phần đau khổ của cuộc đời với biển. Bài thơ này đã làm cho người Anh đặt cho ông cái tên " Nhà thơ của biển (poet of the sea)". Có ai biết được rằng ông đã mặc áo lính trong thế chiến lần thứ nhất, và sau đó ông đã thành nhà thơ nổi tiếng của đất nước Anh. Mùa Giáng sinh năm 1889 John đã chứng kiến sự ra đi của người cha mà ông hằng yêu mến, để rồi phải sống với hai vợ chồng người em của cha ông là William. Cô Kate, vợ William coi tình yêu sách vở của John là một gánh nặng và đẩy ông ra biển trên con tàu thương mại Conway, một con tàu gỗ cũ kỹ dùng để huấn luyện những chàng trai muốn trở thành thuỷ thủ trên con sông Mersey của Liverpool. Tinh yêu văn học đã đẩy ông vào thư viện trên con tàu mà chính cái thư viện nghèo nàn ấy đã nuôi dưỡng thiên tài của ông.
Năm 1894 John Masefield lên con tàu đầu tiên, con tàu Gilcruix giang bốn cánh buồm thẳng đường sang Chi lê. John nhà thơ thật khốn khổ với nghề thuỷ thủ và với những tháng năm rong ruổi không bến bờ. Tuy nhiên ông vẫn thầm cảm ơn những ngày tháng ấy. Ông viết" Tôi luôn luôn cảm thấy sung sướng vì đã có những tháng ngày ngắn ngủi trên biển ấy. Một cuộc đời thật trần trụi. Khi trên biển, sự quả cảm của nam nhi đừợc bóc trần ra, và như thế thật là đẹp, thật là tuyệt vời.
Ánh nắng gay gắt của biển cả đã làm ông gục ngã và phải bỏ dở chuyến đi. Nhưng rồi bà cô Kate độc ác kia lại đẩy ông ra biển một lần nữa trên con tàu Bidston Hill căng buồm sang Mỹ. John đã trốn chạy như một kẻ lang thang. Cuộc đời run rủi đã cho ông gặp những nhà thơ vĩ đại Keats, Chaucer, Shelley, nhũng con người đưa ông trở lại thiên đàng mà ông từng mơ ước.
Năm 1902 bài thơ "Ballad nước Mặn (Salt Water Ballads)" ra đời. Nhiều người cho rằng bài thơ này gợi nhớ đến bài thơ "Barrach-Room Ballads" của Kippling, một điều làm cho John không vui vì Kippling không phải là nhà thơ ông hâm mộ. John Masefield không có ý nguyên làm cho giấc mộng huy hoàng toả sáng thêm, và ông cũng không có tâm huyết viết về con người tạo nên giấc mộng ấy. Trong bài thơ mở đầu tuyển tập thơ ông viết "Biết bao ngưòi ngợi ca rượu vang, sự giàu sang và hoan tiếu. Lời ngợi ca của tôi dành cho cát bụi, cặn bã và váng bọt của cuộc đời." Tuyển thơ của ông bán chạy hơn bao giờ hết. Lúc này John mới 24 tuổi. Ông đã trao tâm hồn của quyển sách này cho một người phụ nữ lớn tuổi hơn ông, Constance de la Cherois-Cromelin, và trở thành người vợ của ông một năm sau đó. Người vợ của ông hơn ông 11 tuổi, tốt nghiệp trường Cambridge nổi tiếng và là một giáo sư toán học ở Roedean. Ông có hai người con: con gái Judith sinh năm 1904 và con trai Lewis sinh năm 1910.
Làm việc, làm việc, làm việc nữa là khẩu hiệu hàng ngày của John. Năm tháng trôi đi cho đến năm 1911 "Mãi mãi lòng nhân ái (The Everlasting Mercy)", một tác phẩm mà J.M. Baries gọi là một ánh thơ hay nhất trong năm ("the finest literature of the year") xuất hiện. Sau đó là tác phẩm " Người vợ goá ở phố Bye (The Widow in the Bye Street)" và "Dauber" đã vang rội không kém, và đã đưa John Masefield vào hàng ngũ những nhà thơ nổi danh một thời.
Thế chiến thứ nhất nổ ra, John Masefield phục vụ trong quân đội chữ thập đỏ, và sau những năm tháng gian truân cùng chiến tranh ông trở về Anh bắt đầu viết sách. Các tác phẩm của ông bao gồm cả tiểu thuyết, kịch, báo, truyện trẻ em. Ông đã thành công rực rỡ với cuốn Rê-na Con cáo (Reynard the Fox)" vào năm 1919 mà ông hằng ôm ấp trong nhiều năm. Rồi đến tuyển tập thơ vào năm 1923 với 80.000 bản vào tay độc giả yêu thơ. Đặc biệt ông là người sáng tạo ra trào lưu Thi đọc thơ Oxford (the Oxford Recitations) khởi xướng vào năm 1923.
Năm 1952 ông hoàn thành tác phẩm "So long to leam". Cuốn sách nói về những tư tưởng tác động đến cuộc đời của ông.
Cuộc đời của John Masefield là cuộc đời gian nan với biển cả, truân chuyên cùng chiến tranh và gian khổ nơi đất khách quê người. Trên mọi nẻo đường lúc nào ông cũng thấy quê hương da diết trong lòng mình, muốn trở về mảnh đất miền Tây của ông. Bài thơ "Ngọn gió miền Tây (The West Wind)" chính là tấm lòng nhớ thương ấy.
The West Wind
John MasefieldIt's a warm wind, the west wind,
full of bird's cries;
I never heard the west wind but
tears are in my eyes.
For it comes from the west lands,
the old brown hills
And April's in the west wind,
and daffodils.It's a fine land, the west land,
for hearts as tired as mine,
Apple orchards blossom there, and the air's like wine.
There is cool green grass there, where men lie at rest
And the thrushes are in song there,
fluting from the nest."Will ye not come home, brother? ye have been long away,
It's April, and blossom time, and white is the may;
And bright is the sun, brother, and warm is the rain,
Will ye not come home, brother, home to us again?"The young corn is green, brother, where the rabbits run,
It's blue sky, and white clouds, and warm rain and sun.
It's song to a man's soul, brother, fire to a man's brain,
To hear the wild bees and see the merry Spring again."Larks are singing in the west, brother, above the green wheat,
So will ye not come home, brother, and rest your tired feet?
I’ve balm for bruised hearts, brother, sleep for aching eyes."
- says the warm wind, the west wind, full of birds' cries.The white road westwards is the road I must tread
To the green grass, the cool grass, and rest for heart and head,
To the violets and the warm hearts and the thrushes' song...
...In the fine land,
the west land,
where I belong.Ngọn gió miền Tây
Làn gió ấm, làn gió Miền Tây,
Đầy tiếng chim ca;
Có bao giờ tôi lắng nghe làn gió ấy mà không đầy nước mắt.
Vì nó vượt ngàn trùng từ mảnh đất miền Tây
Từ những dãy đồi nâu cổ kính,
Với tháng Tư, tháng của gió miền Tây,
Và hoa thuỷ tiên cánh vàng.Ôi, mảnh đất miền Tây,
Mảnh đất của tấm lòng trìu mến,
Trong trái tim mệt mỏi như trái tim tôi,
Vẫn nở rộ hoa táo trong vườn,
Với mùi rượu vang, ở nơi đó có cỏ xanh mát rượi,
Có những người thân thương nằm trải dài bãi cỏ,
Có loài chim hét nhạc ca vang,
Như tiếng sáo chiều thổi lên từ tổ ấm.Hỡi chàng trai! Hãy trở lại miền đất quê hương.
Dã biệt lâu chừng ấy,
Đã tháng tư, đã ngày hoa nở, màu trắng tháng năm rồi đấy;
Và sáng chói nắng trời, và hơi ấm trong mưa,
Hỡi chàng trai, có trở về, về lại cùng ta?
Hỡi chàng trai! Lá ngô đồng đã xanh, thỏ non luồn lách,
Trời xanh và mây trắng,
Cùng hơi ấm trong mưa và trong nắng.
Hồn trai như vang dội tiếng ca,
Trái tim như bốc lửa,
Khi nghe thấy ong ròng vo ve và tiếng xuân rộn rã.
Hỡi chàng trai! Chim sơn ca bắt đầu ca hát trên mảnh đất miền Tây,
Tiếng ca vang vọng trên cánh đồng lúa mì xanh tươi.
Hỡi chàng trai! Hãy trở về, hãy nghỉ ngơi đôi chân mệt mỏi.
Trái tim khổ đau sẽ dịu đi.
Đồi mắt u buồn sẽ ngủ yên.Con đường trắng về Tây, con đường ta đi
Đến với đồng cỏ xanh mát rượi,
Cho trái tim ta chìm trong yên ắng.
Đến với màu hoa tím, với tấm lòng ấm áp tình quê,
Với bài ca của loài chim hét nhạc,
Trên mảnh đất thanh bình,
Mảnh đất miền Tây,
Mảnh đất của lòng ta mãi mãi.
-
-
-
PERCY BYSSHE SHELLEY (1792-1822), NHÀ THƠ LÃNG MẠN ANHMột nhà thơ lãng mạn suốt cả cuộc đời đi tìm tình yêu lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Sinh: 4-8-1792 tại Field Place, gần Horsham, Sussex, England.
Mất: 8-7-1822, ngoài biển khơi Livorno, Tuscany (Italy).
Shelley là người thừa kế gia tài kếch xù của ông Bysshe (đọc là "Fish") Shelley. Timothy Shelly, cha của nhà thơ, là người yếu đuối, đứng giữa người cha rất gia trưởng của mình và người con bất trị. Shelley theo học ở Học viện Syon (Syon House Academy: 1802-04), sau đó ở Eton (1804-10). Ông đã chống lại sự áp đặt về tinh thần và thể chất trong nền giáo dục ấy bằng cách đắm mình vào trong chủ nghĩa thoát tục phi thực, dùng văn chương để tố cáo và riễu cợt thể chế đương thời. Khoảng giữa hai mùa xuân 1810 và 1811 ông cho xuất bản hai tiểu thuyết Gothic và hai tập thơ đầu tay. Vào mùa thu năm 1810 Shelley vào Đại học Oxford. Ở đây ông thu phục Thomas Jefferson Hogg làm đệ tử của mình. Nhưng ngay vào tháng 3-1811 trường đã đuổi học Shelley vì không chấp nhận tác phẩm "Sự Cần thiết phải có Chủ nghĩa Vô thẫn" của ông.Cuối thu năm 1811 Shelley trốn đi cùng người yêu là Harriet Westbrook, con gái một ông chủ quán trọ ở London, chống lại ý đồ lấy vợ cho ông của gia đình. Đầu năm 1812 Shelley cùng Harriet và người em gái của cô là Eliza Westbrook đến sống ở Dublin, ở đây ông xuất bản cuốn sách nhỏ bộc lộ quan điểm ủng hộ quyền chính trị về sự tự trị của những người theo Thiên chúa giáo Roman ở Ai-len, và những ý tưởng tự do.Cuối cùng, vì thiếu tiền Shelley phải đến với bọn cho vay lãi ở London. Ông xuất bản tập thơ lớn Queen Mab, một tác phẩm thơ dài 9 khổ phối hợp giữa thơ thập ngôn không vần với thể loại ca, tấn công thói hư tật xấu của quá khứ và hiện tại như thói buôn bán, chiến tranh, thói ăn thịt, nhà thờ, nền quân chủ và tục cưới xin, và kết thúc bằng niềm tin rực rỡ vào nhân tính một khi con người thoát khỏi những thói hư tật xấu ấy. Năm 1813 Harnet Shelley sinh hạ một con gái, đặt tên là Lanthe. Nhưng chỉ một năm sau đó Shelley nặng tình với một người con gái khác là Mary Wollstonecraft Godwin, và hai người cùng với người em cùng cha khác mẹ của Mary là Jane (sau này gọi là Claire) Clairmont chạy trốn sang Pháp vào ngày 27 tháng 7 năm 1814, rồi đi Thuỵ Điển và Đức; rồi cuối cùng lại trở về London. Họ bị gia đình Godwins và hầu hết bạn bè xa lánh. Shelley phải trốn các chả nợ cho đến khi con trai của ông (do Harriet sinh ra) ra đời vào ngày 30-11-1814 và đến khi ông của Shelley mất vào tháng 1-1815, thì với phần gia tài Shelley được hưởng Iheo di chúc, cha ông buộc phải trả hết nợ cho ông và dành cho ông một số tiền được hưởng hàng năm.
Cững trong năm 1815 Shelley sống ở Windsor Great Park. Ông đọc những tác phẩm cổ điển cùng với Hogg và một người bạn nữa là Thomas Love Peacock. Ông viết Alastor, hoặc The Spirit of Solitude (Tâm hồn cô đơn). Đây là một bài thơ thập ngôn không vần, xuất bản vào năm 1816 cùng với một số bài thơ ngắn khác. Nó cảnh báo những người theo chủ nghĩa lý tưởng không nên từ bỏ "tình người ngọt ngào" và tiến bộ xã hội để theo đuổi những ước mơ chóng phai mờ. Vào giữa tháng 5-1816 nhóm Shelley, Mary và Claire Clairmont vội sang Geneve về một công chuyện với Lord Byron, ở đây Shelley đã sáng tác tác phẩm Hymn to Intellectual Beauty và Mont Blanc; còn Mary thì bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết Frankenstein của mình. Nhóm Shelley trở lại Anh (England) vào tháng 9 và ở Bath. Vào cuối năm đó Harriet Shelley nhảy xuống sông tự vẫn ở London. Ngày 30-12-1816 Shelley chính thức lấy Mary với sự đồng ý của gia đình Godwin. Nhưng toà án tuyên bố Shelley không được phép nuôi Lanthe và Charles (con của ông và Harriet). Lanthe và Charles được gửi nuôi, nhưng Shelley phải chịu phí tổn.
Vào tháng 3-1817 Shelley sống gần người bạn cũ, Peacock, ở Marlow. Nơi đây ông đã viết bản sử thi lãng mạn 12 khổ Laon và Cythna; hoặc The Revolution of the Golden City. Mary Shelley hoàn thành tác phẩm Frankenstein. Nhưng vào tháng 11, bản sử thi này bị nhà xuất bản và nhà in dập đi vì sợ Shelley xã hội hoá câu chuyên về một cuộc cách mạng quốc gia, một cuộc cách mạng bị tổ chức liên hiệp giữa nhà vua và giáo sĩ đàn áp đẫm máu, và như vậy tác phẩm của ông vi phạm luật pháp. Sau khi sửa lại, tác phẩm ra đời vào năm 1818 với cái tên The Revolt of Islam.
Do tình hình sức khoẻ bị ảnh hưởng của thời tiết và nguồn tài chính giảm sút, gia đình Shelley và Claire sang Italy. Đầu tiên họ đến Milan vào tháng 4-1818, sau đó chuyển đến Pisa và Leghorn (Livorno). Vào mùa hè năm đó ở Bagni di Lucca, Shelley đã dịch Symposyum của Plato, và viết tác phẩm On Love, cùng hai bài thơ với tiêu đề Rosalind và Helen, trong đó ông tưởng tượng ra số phận của mình giống như nhà thơ- nhà cải cách Lionel, người bị cầm tù vì những hoạt động cấp tiến, và bị chết trẻ sau khi được thả tự do.
Cho đến lúc đó, phần lớn tác phẩm của Shelley đều mang định hướng chính trị. Nhưng trong những năm tháng sống tại Italy ông nhận thức ra một điều là mình không thể xây dựng lại một xã hội theo ý mình, và ông chuyển sang nghiên cứu và sáng tác mang tính nghệ thuật và văn chương hơn, tập trung vào thơ hơn. Ông sáng tác bài Ode to the West Wind, tạo ra những lời lẽ như "tro tàn và đốm lửa" như thể những lời từ "thềm lò sưởi không thể dập tắt được" nhằm biến cải những thế hệ tiếp theo.
Vào tháng 11 năm 1818 gia đình Shelley đi qua Rome sang Naples và ở đó cho đến cuối tháng 2-1819. Sau đó ông sang sống ở Rome. Shelley tiếp tục viết tác phẩm Prometheus Unbound. Trong tác phẩm này Shelley đã biến đổi cấu trúc của vở kịch đã thất lạc của Aeschylus thành một áng thơ tuyệt tác, kết hợp cả lối thơ thập ngôn không vần với hàng loạt biện pháp trữ tình phức tạp. Prometheus Unbound đã trở thành hòn đá tảng trong sự nghiệp làm thơ của ông. Cùng xuất bản với tác phẩm này là một số bài thơ ngắn hơn, đầy hy vọng và hay nhất của nhà thơ, trong đó có Ode to Liberty, Ode to the West Wind, The Cloud, và To a Skylark. Sau tác phẩm này Shelley viết The Masque of Anarchy và một số bài hát với hy vọng khích lệ người dân Anh đứng lên trong một cuộc chống đối phi bạo lực.
Vào cuối năm 1819 ông gửi về Anh bài thơ Peter Bell the Third để nhập vào tác phẩm trào phúng Peter Bell của William Wordsworth nhằm tấn công sự tham nhũng của xã hội Anh hồi bấy giờ. Shelley còn một tác phẩm văn xuôi dài nhất (tuy chưa hoàn thành) là A Philosophical View of Reform lên tiếng ngăn chặn cuộc cách mạng đẫm máu có thể dẫn đến một nền độc tài mới. Do thể hiện tư tưởng quá cấp tiến nên tác phẩm The Masque of Anarchy không được xuất bản trong thời của Shelley, mà chỉ xuất hiện sau cuộc tuyển cử của nhóm cải cách vào năm 1832. Tác phẩm Peter Bell the Third và những ba-lát mang tư tưởng chính trị ra đời vào năm 1839-40; còn A Philosophical View of Reform mãi đến năm 1920 mới được xuất bản.
Sau này, nhất là từ năm 1820 sau khi chuyển đến Pisa, Shelley còn có nhiều tác phẩm chống lại chế độ độc tài như Swellfoot the Tyrant, The Witch of Atlas, đặc biệt là tác phẩm kịch thơ Hellas (xuất bản năm 1822) kỷ niệm cuộc cách mạng Hy Lạp chống lại chế độ Thổ Nhĩ Kỳ. Cuốn A Defense of Poetry của Shelly (mãi đến năm 1940 mới được xuất bản). Tác phẩm đã hùng hồn tuyên bố nhà thơ là người sáng tạo ra giá trị nhân văn, suy tưởng ra những hình thức dùng để hình thành trật tự xã hội. "Nhà thơ là những người lập pháp không được thừa nhận của thế giới". Trong tác phẩm Adonais, một khúc bi thương tưởng niệm cái chết của John Keats, Shelley đã tuyên bố rằng trong khi chúng ta "đang tan rữa, giống như một cái xác trong nhà di cốt" thì tinh thần sáng tạo của Adonais, mặc dù cơ thể đã chết, "đã bay vút lên vượt ra khỏi bóng đêm của chúng ta"
Ánh sáng Thiên đàng còn rọi mãi,
Bóng tối Càn khôn lặng lẽ bay;
Cuộc đời như thể vòm đa sắcVấy bẩn hào quang Cõi Vĩnh HằngRồi Cái Chết đạp đời tan từng mảnh
Trong chuyến dong thuyền trở về Lerici, ngày 8-7-1822 con thuyền của ông bị đắm và Shelley bị chết đuối. Mary Shelley đã tận trung, tập hợp tất cả các tác phẩm chưa được xuất bản của chồng để xuất bản, và vào năm 1840 bà đã khẳng định được danh tiếng của chồng, công bố những tác phẩm mang nặng tư duy sâu sắc của một thời đại. Shelley thực sự là người theo chủ nghĩa lý tưởng và là một văn nghệ sĩ, người đã phát triển những chủ đề mới nhưng sử dụng dạng thức thơ truyền thống, tận dụng giới hạn tối đa của ngôn ngữ để bày tỏ tấm lòng của mình cũng như sự vị tha của xã hội.OzymandiasI met a traveller from an antique land
Percy Bysshe Shelley
Who said: 'Two vast and trunkless legs of stone
Stand in the desert. Near them, on the sand,
Half sunk, a shattered visage lies, whose frown,And wrinkle lip, and sneer of cold command,
Tell that its sculptor well those passions readWhich yet survive, stamped on these lifeless things,The hand that mocked them, and the heart that fed.And on the pedestal these words appear --"My name is Ozymandias, king of kings:
Look on my works, ye Mighty, and despair!"Nothing beside remains. Round the decayOf that colossal wreck, boundless and bareThe lone and level sands stretch far away.'Ozymandias hoàng đếTôi gặp ngưòi lữ hành trên đất cổ xưaNói rì rầm: có đôi chân trần trụiĐứng trời trồng trên xa mạc, bơ vơKhuôn mặt rạn, nửa chim trong cát bụiNét mày cau cùng đôi môi nứt nẻ,
Như muốn phát một lời ban quyền thế.
Trên những vật vô tri như còn đóBàn tay kia giơ lên, như vẫn còn uy vũNhư vẫn ra oai với thần dân bách tínhNhư vẫn truyền cảm xúc uy linh
Nhìn chân đế thấy những lời nhạt nhẽo
"Ta đây, Ozymandias, hoàng đế của các hoàng đế:
Hãy nhìn đây, sự nghiệp chói loà,
Thần Sức mạnh, và tận thế!"
Nhưng đâu nữa! Vàng son tàn lụiĐã chìm đi theo dòng cát cô đơn,
Trơ trọi, mênh mông, trải dài như vô tận.Love's Philosophy
Percy Bysshe ShelleyThe fountains mingle with the river,And the rivers with the ocean;The winds of heaven mix foreverWith a sweet emotion;Nothing in the world is single;
All things by a lwa divine In another's being mingle...Why not I with thine?See, the mountains kiss high heaven,And the waves clasp one another;No sister flower could be forgivenIf it disdained its brother;And the sunlight clasps the earth,And the moonbeams kiss the sea;What are all these kissings worth,
If thou kiss not me?Triết lý người tìnhNúi đồi kia quện với những dòng sông,
Rồi sông ấy hoà vào trong biển cảGió thiên đàng mãi bên nhau êm ảVới nghĩa tình ngọt lịm thân thươngChẳng có gì trên thế giới, đơn côiLuật thiên thần cho cuộc đời quấn quýtSao anh chẳng bên em?
Hãy nhìn đấy, dãy núi kia chạm môi hôn thiên đàng cao vời vợi,
Sóng triều kia ôm chặt sóng triều đây;
Bông hoa chị, ai bao giờ lượng thứ,
Nếu coi thường buông lẻ nhánh hoa em.
Và nắng vàng vòng tay ôm trái đất,
Và giọt trăng hôn nhẹ biển khơiNhững nụ hôn kia có nghĩa gì cơNếu em chẳng hôn anh?
-
-
-
Lòng nhiệt huyết của ông đối với cuộc Cách mạng Pháp đưa Ông đến nước Pháp vào năm 1791. Ở đây ông yêu Annette Vallon, người đã sinh cho ông một cô con gái ngoài giá thú, Caroline, vào năm 1792. Năm sau vì thiếu tiền Wordsworth phải quay trở về Anh (England). Rồi do cuộc chiến tranh Anh -Pháp nổ ra ngay sau đó, rồi đến thể chế Terror, ông không trở lại được đất Pháp trong chín năm trường.
Năm 1794 ông gặp lại người em gái là Dorothy, người bạn đồng hành, người bạn tâm giao, người hỗ trợ về tinh thần và người chăm sóc nhà cửa cho ông mãi cho đến khi sức khoẻ của cô bị yếu đi vào những năm 1830s. Năm sau ông gặp Coleridge, người bạn cùng chí hướng, và ba người trở thành bạn tâm đầu ý hợp. Hai người đàn ông gặp nhau hàng ngày vào những năm 1797-1798 bàn luận về thơ ca và dự định viết ba-lát trữ tình (Lyrical Ballads). Năm 1798 Ba-lát Trữ tình ra đời. Mùa thu năm ấy nhóm ba người cùng du lịch sang Đức, một chuyên đi gây nhiều cảm hứng cho Coleridge, nhưng lại gợi nỗi buồn nhớ quê hương của Wordsworth. Sau khi trở về, William và Dorothy định cư ở Khu Lake, gần Grasmere.
Hoà khí trở lại vào năm 1802 cho phép Wordsworth và em gái ông thăm lại nước Pháp, gặp lại Annette và con gái Caroline. Nhưng hai bên lại cùng thoả thuận chia tay; và một vài tháng sau, sau khi nhận một phần thừa kế của Lord Lonsdale, vì ông John Wordsworth đã mất vào năm 1773, William lấy Mary Hutchinson. Đến năm 1810 họ sinh hạ được năm người con. Nhưng hạnh phúc của họ nổi sóng khi anh trai William là John chết ngoài biển khơi (1805), khi Coleridge xa lánh họ vào năm 1810, và sau cái chết của hai người con của Wordsworth vào năm 1812. Năm 1813 Wordsworth nhận chân phân phối tem cho Westmorland. Với đồng lương Ê400 một năm kinh tế của gia đình Wordsworth được bảo đảm hơn. cả gia đình, kể cả Dorothy chuyển sang ở Rydal Mount, giữa Grasmere và Rydal Water.
Cuộc đời văn chương của Wordsworth bắt đầu bằng tác phẩm Descriptive Sketches (1793) và đạt đến đỉnh cao vào giai đoạn sang trang của thế kỷ với những bài thơ trữ tình. Tài năng của ông nở rộ theo tác phẩm Thơ hai tập (Poems in Two Volumes: 1807). Từ đó ông ngày càng nổi tiếng. Ngay cả những người điểm tác phẩm khó tính nhất cũng phải công nhận ông là nhà thơ được rộng rãi công chúng biết đến và công nhận tính độc đáo của thơ ông.
Những tác phẩm quan trọng của ông cũng được thai nghén trong thời kỳ này. Thành công của những tác phẩm ngắn đã khích lệ ông sáng tác dài hơn, đặc biệt là những trường ca ba hồi như thơ triết học, bộc lộ nhãn quan của ông về Con người, Thiên nhiên và Xã hội, những chủ đề đã tạo ra những ý kiến sôi nổi về nhà thơ. 17,000 dòng thơ được xuất bản cũng mới chỉ là một bộ phận trong sự nghiệp khổng lồ của ông. Một bộ phận thứ hai, The Excursion xuất bản vào năm 1814, là quyển thứ nhất của phần một, The Recluse. Đương thời, ông từ chối không in The Prelude mà ông hoàn thành vào năm 1805, vì ông nghĩ rằng một nhà thơ không nên nói quá nhiều về bản thân mình như thế, trừ phi đưa nó vào một khung cảnh hợp lý, ví dụ coi nó như phần giới thiệu của tác phẩm ba hồi The Recluse. Nhưng cảm xúc của ông dần dần nhạt đi, cho nên sau đó ông chỉ chú tâm sửa lại bản The Prelude. Sau này các nhà phê bình tranh cãi bản nào hay hơn, bản 1805 hay bản 1850. Cuối cùng họ thấy cả hai đều là bản trường ca thập ngôn không vần thành công nhất sau Paradise Lost.
Những tháng ngày căng thẳng dần qua đi, William và Coleridge giải hoà với nhau. Hai người lại cùng nhau đi tua ở Rhineland vào năm 1828. Trường Đại học Durham tặng ông bằng Tiến sĩ Luật Nhân sự danh dự vào năm 1838. Cùng năm đó Trường Đại học Oxford cũng tặng ông bằng danh dự ấy. Khi Robert Southey mất năm 1843, Wordsworth được tặng danh hiệu Thi sĩ Cung đình (Poet Laureate). Ông mất năm 1850. Mùa hè năm đó vợ ông cho xuất bản cuốn The Prelude đã sửa.
I Wandered Lonely as a Cloud
William WordsworthI wandered lonely as a cloud
That floats on high o'er vales and hills,
When all at once I saw a crowd,
A host, of golden daffodils;
Beside the lake, beneath the trees,
Fluttering and dancing in the breeze.Continuous as the stars that shine
And twinkle on the milky way,
They stretched in never-ending line
Along the margin of the bay:
Ten thousand saw I at a glance,
Tossing their heads in sprightly dance.
The waves beside them danced; but they
Out-did the sparkling waves in glee:
A poet could not but be gay,
In such a jocund company:
I gazed — and gazed— but little thought
What wealth the show to me had brought:For oft, when on my couch I lie
In vacant or in pensive mood,
They flash upon that inward eye
Which is the bliss of solitude;
And then my heart with pleasure fills,
And dances with the daffodilsĐời phiêu lãng như đám mây cô quạnh
Trong bài thơ này William Wordsworth đã sử dụng nhũng lời tâm tình trong cuốn nhật ký của Dorothy, em gái ông, và ký ức về hoa thủy tiên vàng ở Công viên Gowbarrow, gần Ulswater. Trong tờ Journal 15-4-1802 Dorothy Wordsworth viết "Tôi chưa bao giờ thấy thủy tiên đẹp như vậy. Những bông thủy tiên vàng mọc giữa những hòn đá rêu phong vài bông ngả đầu tựa vào đá, như gối đầu trên nệm gối, dáng vẻ buồn buồn; còn những bông kia thì lúc lắc, nghiêng ngả và nhảy múa, trông như thể chúng đang vui cười với làn gió chợt bay đến thổi nhẹ trên mặt hồ. Thật là rạng rỡ! Thật là yêu kiều!"
Đời phiêu lãng như đám mây cô quạnh
Nhẹ lướt trôi trên thung lũng, đồi cây,
Giờ đây, hiện chủ nhân tiên cảnh:
Bên hồ xanh, trong ỉàn gió nhẹ bay,
Thuỷ tiên vàng đắm say quần vũ.
Và kia nữa những vì sao sáng mãi
Trên dòng sông trắng đục, long lanh,
Nằm trải dài theo lộ trình vô tận,
Theo đường tiên ôm ấp vịnh xanh.
Mắt ta ngắm trời xa, sao đêm ngàn vạn
Lúc lắc đầu trong vũ điệu của tình xuân.Những làn sóng sao sa cùng nhảy múa;
Nhưng sao trời vươn khỏi sóng lung linh.
Trong niềm vui ấy không in bóng,
Tấm lòng thi sĩ đặng sao đây.
Mải trông theo ánh trời, gợn nghĩ
Cảnh bồng lai mang lại nỗi niềm chi.Đòi phen đơn chiếc trên giường nhỏ,
Khi lòng trống trải, lúc trầm tư,
Sao trời nở trong mắt sầu sâu thẳm,*
Mang trọn niềm vui cho nỗi cô đơn.*
Phút giây ấy trái tim ta ngây ngất;
Nhảy múa cùng tiên nữ, thuỷ tiên ơi!
* Wordsworth nói rằng trong cả bài thơ hai câu này là hai dòng thơ hay nhất do vợ ông làm.
-